NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 10)
Viên
đại tá nói tuột ra là số tử vong của quân Pháp là một đổi ba, rồi quay
lưng lại chúng tôi, nhìn vào bản đồ một cách bực bội. Những người chết
là quân của ông, là những sĩ quan bè bạn của ông, cùng tốt nghiệp Saint Sir
một khóa với ông và đó không phải chỉ là những con số như đối với Grand.
- Thế là rốt cuộc, chúng tôi rõ hơn một chút - Grand đắc chí một cách vụng
về nói. Còn những người Pháp thì ghi chép lia lịa, đầu cúi gầm.
- Ở TRIỀU TIÊN ĐÂU ĐƯỢC
như thế - tôi nói tảng lờ như không hiểu. Nhưng tôi chỉ tổ gợi ra cho Grand
một ý để hắn hỏi tiếp.
- Xin hỏi hộ đại tá xem người Pháp định làm gì bây giờ. Ông ta nói quân
địch tháo chạy qua sông Seine.
- Sông Hồng - người phiên dịch đính chính.
- Tôi chẳng cần biết màu sắc của con sông. Ðiều tôi muốn biết là người
Pháp định làm gì trong những ngày sắp tới.
- Quân địch đã tháo chạy.
- Việc gì sẽ diễn ra khi quân địch về bên kia sông? - Grand hỏi - các ông sẽ
quyết định những điều gì nữa lúc đó? Các ông sẽ ngôi tại bờ bên này
hỏi vọng sang. Xong rồi chứ? (Những người Pháp buồn rầu với vẻ cam chịu,
lắng nghe giọng nói như điên dại của hắn). Các ông có định gửi cho những
tấm bưu thiếp chúc mừng ngày Noel không?
Người đại uý phiên dịch thận trọng từng chữ cả chữ thiếp chúc mừng nhân
ngày lễ Noel.
Ông đại tá nhếch một nụ cười nhợt nhạt, nói:
- Không thể có thiếp chúc đâu.
Tôi có cảm nghĩ rằng vẻ trẻ trung và đẹp trai của đại tá làm cho Grand bực
bội. ít nhất là theo ý của Grand, ông ta thiếu một vẻ đẹp rắn rỏi.
- Các ông cũng chẳng có gì khác đâu mà gửi tặng nhiều - Grand nói tiếp.
Ðại tá bỗng trả lời bằng tiếng Anh, một thứ tiếng Anh rất chỉnh tề:
- Nếu đạn được người Mỹ đã hứa được gửi đến thì chúng tôi có nhiều
thứ gửi cho họ.
Tuy bề ngoài trang trọng, nhưng trong bụng là người đơn giản, ông ta cứ tin
rằng một phái viên báo chí thì bao giờ cũng để danh dự quốc gia mình lên
trên những cái tức.
Grand nói một cách ngắn gọn (vốn thông thạo, hắn ghi sẵn trong óc những số
liệu về ngày tháng):
- Ông muốn nói rằng những đồ quân trang hứa cho đầu tháng 9 chưa được gửi
tới?
- Ðúng như vậy.
Grand túm được tin này, bắt đầu viết.
- Tôi rất tiếc - Ðại tá nói - rằng những điều tôi vừa nói không phải là
để đăng báo, tôi chỉ muốn để các bạn rõ cái hậu cảnh của cuộc chiến
đấu.
- Nhưng, thưa đại tá - Grand cự lại - đó cũng là tin tức. Viết ra, chúng
tôi có thể trợ lực thêm cho các ông.
- Chớ, chớ nên, để cho các nhà ngoại giao làm với nhau về vấn đề này đã.
- Nhưng viết ra thì có hại gì?
Những nhà báo người Pháp ngồi đó rất hoang mang. Họ viết rất ít tiếng Anh.
Viên đại tá đã làm trái với những quy định. Họ nhìn nhau với vẻ bất
bình.
- Tôi không phải là người phán xét - đại tá nói tiếp - có lẽ những nhà
báo Mỹ sẽ viết: "Ôi, những người Pháp khi nào cũng ca cẩm, khi nào cũng
ngửa tay ra xin". Và ở Paris, những người cộng sản sẽ kết tội: Người
Pháp đổ máu cho châu Mỹ mà châu Mỹ không gửi cho cả một chiếc máy bay lên
thẳng cũ. Viết để làm gì? Rút cuộc máy bay thì vẫn thiếu mà địch thì vẫn
ở đó, cách Hà Nội 60 km.
- ÍT RA TÔI CÓ THỂ VIẾT
rằng các ông đang cần máy bay lên thẳng?
- Các ông có thể viết - đại tá nói - rằng 6 tháng trước chúng tôi có ba
chiếc trực thăng, nhưng bây giờ chỉ còn một. "Một" - ông ta nhắc
lại với vẻ kinh ngạc cay đắng - các ông có thể viết nếu có một người bị
thương, không cần bị thương nặng, chỉ cần bị đạn làm xước da thôi, thì
hắn biết chắc mình sẽ chết. Phải chờ 12 giờ, có khi 24 giờ trên một chiếc
cáng để đi tới trạm cứu thương qua những đường mòn, có khi bị pan xe, có
khi gặp trận phục kích, gặp bệnh hoại thư& Bởi vậy, thà chết còn hơn
(Những nhà báo Pháp nghiêng người về phái trước, cố tìm cách hiểu). Các
ông có thể viết những điều đó - đại tá kết luận, vẻ điển trai của ông
chỉ làm tăng thêm câu nói cay độc. Bây giờ, dịch đi - ông nói ra lệnh cho
người sĩ quan thông ngôn và rời phòng họp, mặc cho người phiên dịch ôm lấy
cái công việc khác thường là dịch từ Anh sang Pháp.
- Tôi đã chọc đúng vào vết thương - Grand khoái trá nói.
Rồi hắn ra một góc thảo bức điện. Bức điện của tôi thì ngắn thôi, vì
những người kiểm duyệt chẳng cho tôi gửi điều gì có thể viết về Phát
Diệm. Nếu câu chuyện lý thú tôi có thể đáp máy bay đi Hong Kong, rồi gửi
tin từ đó về nước. Nhưng có tin nào lý thú đến nỗi gửi đi, mà có thể
bị trục xuất không?
Phải tính toán kỹ. Bị trục xuất là hết đời, là sự đại thắng của Pyle. ấy
thế mà khi trở về khách sạn, tôi thấy đúng bằng chứng về thắng lợi của
Pyle nằm trong ngăn kéo, sự kết thúc của tôi: Bức điện mừng tôi được
thăng cấp. Nhà thờ Dante cũng không nghĩ ra kiểu chơi độc ác như vậy đối
với số phận những cặp tình nhân khốn khổ của mình. Paolo không hề được
đề bạt để vào tĩnh thổ tây oan.
Tôi lên căn phòng trần trụi của tôi với chiếc máy nước rò rỉ (ở Hà Nội
không có hệ thống cung cấp nước nóng) và ngồi trên mép giường, trên đầu
tôi là cái màn toòng teng như một đám mây mọng nước. Tôi sẽ là người
biên tập phụ trách phần tin nước ngoài, mỗi buổi chiều đúng 3h30' phải tới
tòa nhà ảm đạm xây theo kiểu thời nữ hoàng Victoria gần nhà ga Blecfrie, nơi
gần thang máy có gắn biển kỷ niệm huân tước Sonbore.
Người ta đã gửi tin tốt lành đó từ Sài Gòn ra cho tôi và tôi không rõ tin
đã đến tai Phượng chưa. Tôi sẽ không còn được làm phóng viên nữa. Từ
nay trở đi, tôi sẽ có quan điểm về các vấn đề và đổi lấy cái đặc quyền
rỗng tuếch đó, tôi sẽ bị tước khỏi hy vọng cuối cùng của tôi là cuộc đọ
sức với Pyle. Võ khí của tôi để chống lại sự trinh bạch của hắn là những
kinh nghiệm của tôi. Trong cái trò chơi về quan hệ nam nữ, kinh nghiệm cũng là
lá bài tốt như sự trai tráng, nhưng từ nay không còn có cái thời hạn 12
tháng để dành cho tương lai nữa. Và con chủ bài chính lại là ở tương lai.
Thấy những sĩ quan bị dằn vặt vì nỗi nhớ gia đình và bị đẩy ra nơi chết
chóc, tôi lại thèm được như vậy. Tôi muốn khóc, nhưng đường ống dẫn
nước mắt của tôi bị khô cạn như đường ống dẫn nước nóng của máy nước.
ừ, sao không trả gia đình cho những sĩ quan!... Còn tôi thì lại chỉ ao ước
một căn phòng ở phố Catina thôi.
Trời rét đêm đã xuống, ở Hà Nội đèn không sáng như màu sẫm của phụ nữ,
với thực tế của thời chiến. Tôi đi ngược phố Gambetta lên quán rượu Hòa
Bình. Tôi không muốn nhậu nhẹt tại khách sạn Metropol cùng với đám sĩ quan
cao cấp Pháp có vợ hay tình nhân đi theo.
Và khi tới quán rượu, tôi nghe thấy tiếng đại bác nổ như sấm rền về phía
Hòa Bình. Ban ngày tiếng súng lẩn vào xe cộ, nhưng vào giờ này, tất cả đều
im tiếng, trừ tiếng xích lô leng keng tại nơi xe đỗ chờ đón khách. Pietri
đã ngồi vào chỗ quen thuộc. Hắn có một cái đầu dài đặt trên đôi vai nom
như một quả lê đặt trên một cái đĩa, hắn đã là sĩ quan cảnh sát đã
lấy cô vợ xinh đẹp chủ nhân quán rượu. Ðây cũng là một người chắc chẳng
muốn trở về quê chút nào. Hắn là người đảo Corse, nhưng hắn ưng Marseille
hơn, và nay thì ưng cái ghế ngồi của mình trên hè phố Gambetta hơn Marseille.
Tôi tự hỏi không rõ hắn có biết tôi nhận được bức điện có nội dung ra
sao chưa.
- Làm một ván 421 chăng? - hắn hỏi.
- Sao không làm nhỉ?
Chúng tôi bắt đầu gieo những con xúc xắc và tôi nghĩ không thể có một cuộc
đời nào khác, xa phố Gambetta, phố Catina, xa những cốc Vemus Casi nhạt hoét, xa
tiếng xúc xắc quen thuộc, xa tiếng đại bác nổ vòng qua bốn phương như vòng
chạy của chiếc đồng hồ.
- Tôi sẽ trở về - tôi nói.
- Về nhà? Pietri vừa hỏi vừa gieo xúc xắc.
- Không, về nước.
(Còn tiếp)