NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 21)

    - Họ muốn có bát cơm đầy - Tôi nói - Họ không muốn ăn đạn. Họ muốn ngày mai cũng giống như ngày hôm nay. Họ không muốn những người da trắng chúng ta xen vào dạy họ muốn điều gì.

- Nếu Ðông Dương mất vào tay.

- Tôi hiểu cái điệp khúc này rồi: nước Xiêm sẽ mất Malaysia sẽ mất, Nam Dương sẽ mất. Mất nghĩa là gì? Nếu tôi tin có trời, thì tôi sẽ đánh cuộc cây đàn thần của tôi lấy chiếc mũ miện dát vàng của anh, rằng năm trăm năm sau có lẽ New York và London không còn tồn tại nữa, nhưng ở đây, trên những cánh đồng này, những người đội nón lá vẫn cấy lúa, vẫn gánh hàng ra chợ. Trẻ con của họ vẫn cưỡi trên lưng những con trâu. Tôi yêu những con trâu, chúng không thích hơi người chúng ta, hơi người châu Âu. Và xin anh đừng quên vội, dưới mũi trâu, anh cũng cũng là người châu Âu thôi.

- Họ bắt buộc phải tin ở những điều người ta nói cho họ nghe. Họ không có quyền tự do suy nghĩ.

- Suy tư là một thứ xa xỉ phẩm. Anh tin rằng người nông dân đêm về chui vào túp lều tranh để suy tư về Thượng đế và dân chủ?

- Anh nói như trong cái nước này chỉ có những người nông dân. Thế còn những người được học hành, họ sướng hay khổ?

- Không. Họ được chúng ta giáo dục theo những quan điểm của chúng ta. Chúng ta dạy họ chơi những trò chơi nguy hiểm, chính vì thế mà chúng ta ngồi chờ ở đây cho đến khi người ta đến cắt cổ. Chúng ta thật đáng để được cắt cổ lắm. Tôi tiếc rằng ông bạn York của anh không có mặt ở đây với chúng ta. Tôi tự hỏi xem ông ta có khoái về cái cảnh này không?

- York Hardin là một người can đảm. Xem như khi ở Triều Tiên.

- Ông ta không phải là lính phải không? Ông ta có vé máy bay khứ hồi. Khi có một chiếc vé như vậy trong túi thì sự can đảm chẳng qua chỉ là một bài tập về mặt trí tuệ, như một tu sĩ đánh roi theo tông phái của hắn ta. Không rõ tôi chịu đựng được tới bao giờ những người như vậy? Còn những người khốn khổ như những người này không thể nhảy lên một máy bay để rông về nước. Này, hai anh bạn, tên các anh là gì?

Tôi tưởng chừng như việc biết tên họ là một cách kéo họ vào cuộc tranh luận giữa chúng tôi. Họ không trả lời: Họ chỉ hằm hè nhìn chúng tôi qua làn khói của điếu thuốc gần tàn.

- Họ tưởng chúng ta là người Pháp - Tôi nói.

- Chính thế - Pyle nói - Anh không nên trách York, mà nên trách những người Pháp, với cái chủ nghĩa thực dân của họ.

- Xin đừng nói nhiều đến các chủ nghĩa này nọ. Tôi muốn những việc thật. Một chủ đồn điền cao su đánh thợ, đúng, tôi chống lại anh ta. Khi đánh thợ, anh ta không nhận được mệnh lệnh nào của ông bộ trưởng thuộc địa của anh ta. Nếu anh ta ở Pháp, tôi tin rằng anh ta sẽ đánh vợ. Tôi đã thấy một tu sĩ nghèo đến nỗi ngoài chiếc quần ra, không có lấy một cái gì, làm việc mười lăm giờ một ngày, đi từ lều này sang lều khác giữa một cơn dịch tả, chỉ ăn cơm với cá mắm, làm lễ mi-sa với chiếc chén cũ, một cái tô bằng gỗ. Tôi không tin ở chúa trời, nhưng tôi rất phục vị tu sĩ này. Tại sao anh không gọi đó là chủ nghĩa thực dân?

- Nhưng đó cũng là chủ nghĩa thực dân đấy. York đã nói rằng nhiều khi những quan cai trị tốt lại làm khó khăn cho việc cải cách một chế độ tồi tệ.

- Dù sao đi nữa, những người Pháp vẫn đang phải bỏ mạng hằng ngày, đó không phải một quan niệm về trí tuệ. Họ không lừa dối những con người này bằng lời nửa thật nửa dối trá như những nhà chính trị của các anh hay của CHÚNG TÔI. ANH PYLE NÀY, TÔI ĐÃ Ở
n Ðộ và tôi hiểu những tai hại mà những người cấp tiến gây ra. Chúng tôi không có đảng cấp tiến, chủ nghĩa cấp tiến đã nhiễm vào tất cả các đảng khác. Chúng tôi hoặc là những bảo thủ cấp tiến, hoặc là những người xã hội cấp tiến, lương tâm chúng tôi rất trong sạch. Tôi ưng làm một kẻ bóc lột, chiến đấu cho sự bóc lột và sống chết với nó, hơn là làm người cấp tiến. Anh xem điều gì đã xảy ra ở Miến Ðiện? Chúng tôi đã xâm lược nước này, những bộ tộc địa phương ủng hộ tôi, chúng tôi đã thắng trận, nhưng cũng giống người Mỹ các anh, chúng tôi lúc đó không tự cho MÌNH LÀ NHỮNG KẺ THỰC DÂN. À, nhưng mà! Chúng tôi giảng hòa với nhà vua, trả lại đất đai và bỏ mặc đồng minh, mặc cho họ đóng đinh câu rút hay bị cưa làm đôi. Họ là những người ngây thơ. Họ tưởng chúng tôi sẽ ở lại. Nhưng chúng tôi cũng là những người cấp tiến và chúng tôi không muốn lương tâm bị day dứt.

(Còn tiếp)