NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 22)

- Ðấy là một chuyện xảy ra lâu quá rồi.

- Chúng ta sắp làm những việc tương tự ở đây. Cổ vũ họ rồi để mặc họ với vài cỗ máy và những xưởng làm đồ chơi.

- Ðồ chơi?

- Chất nhựa dẻo của các anh đấy thôi.

-
, PHẢI, TÔI HIỂU.

- Không hiểu sao tôi lại nói về chính trị. Tôi không quan tâm đến chính trị. Tôi là phóng viên. Tôi không đứng về phía nào.

- Thật ư?

- Vừa rồi, tôi nói chẳng qua chỉ để có chuyện mà nói để qua đi cái đêm khốn khổ này, thế thôi. Tôi không đứng về phía nào cả. Tôi sẽ cứ viết những bài phóng sự, bất kỳ bên nào thắng.

- Nếu bên kia thắng thì những bài của anh sẽ là lời bịa đặt.

- Thường ra người ta vẫn có cách thoát được. Vả lại tôi cũng không bao giờ có cảm giác rằng báo chí của các anh tôn trọng sự thật lắm.

Tôi tin rằng cái việc mà chúng tôi ngồi ở đây tán vã với nhau đã động viên hai người lính: có lẽ họ nghĩ âm thanh những tiếng nói màu trắng của chúng tôi (vì những tiếng nói cũng có màu sắc: tiếng nói màu vàng thì như hát, tiếng nói màu đen thì òng ọc như nước từ trong chai đổ ra, còn có tiếng nói của chúng tôi chỉ là nói thôi), tạo ra các cảm tưởng của chúng tôi đông người khiến cho quân Việt Minh không dám lại gần. Họ bưng ga-men lên và lại ăn, tiếng đũa lách cách, vừa ăn vừa nhìn Pyle và tôi, từ sau bát ăn của họ.

- Vậy anh tưởng chúng ta đã thất bại ư?

- Vấn đề không phải là ở đó - Tôi đáp - Tôi không có điều mong mỏi đặc biệt là ở việc các anh sẽ thắng. Tôi mong cho hai người khốn khổ kia được sung sướng. Thế thôi. Tôi ước ao rằng họ không bắt buộc phải trải qua đêm trong bóng tối và sợ run như cầy sấy.

- Muốn có tự do thì phải đấu tranh chứ!

- Tôi chẳng thấy một người Mỹ ma dại nào chiến đấu ở đây. Còn tự do ư? Tôi chẳng biết ý nghĩa của nó thế nào. Hãy hỏi họ xem.

Tôi dùng tiếng Pháp hỏi to họ từ đầu gác bên này: Tự do& tự do là cái gì hở các bạn?

Họ lùa và nuốt cơm kiểu như người ta đang húp một thứ gì. Họ nhìn chúng tôi trân trân và im lặng.

- Anh muốn tất cả mọi người đều được đúc từ một cái khuôn ra sao? - Pyle hỏi lại tôi - Anh tranh luận để mà tranh luật. Anh là một nhà trí thức. Anh cũng ở tầm quan trọng của mỗi cá nhân, giống như tôi& hay York vậy.

- Tại sao mãi gần đây người ta mới phát minh ra cái tầm quan trọng đó? - Tôi hỏi lại Pyle - Bốn mươi năm trước đây có ai nói theo kiểu đó đâu.

- Khi đó nó chưa bị điều gì đe dọa.

- Chúng ta không bị đe dọa ư? Không phải đâu nhưng lúc đó ai là người quan tâm đến cá nhân những người nông dân& và bây giờ thì ai quan tâm? Con người duy nhất đã coi họ như những con người là người đang cai quản từng quận huyện. Hắn ta đi vào từng ngôi nhà tranh, hỏi tên họ từng người, nghe từng lời than thở, để ra hàng giờ dạy họ điều này, điều khác, cư xử với họ như con người, như những cá nhân có giá trị đến mức nào đó. Ðến phương Ðông, xin anh đừng nói như còn vẹt rằng linh hồn mỗi cá nhân ở đây bị đe dọa. ở đây, chúng ta không đứng về phía chân lý đâu, chính họ mới là người bênh vực cho cá nhân mỗi người, còn chúng ta chỉ bênh vực cho cá nhân mỗi người, còn chúng ta chỉ bênh vực cho tên lính quèn mang số đăng ký 23.987, một đơn vị nằm trong chiến lược toàn cầu.

- Anh thì chẳng tin được một nửa những điều anh nói - Pyle tuyên bố một cách khó chịu.

- Cứ nói là ba phần tư đi. Tôi ở đây lâu rồi. Anh hiểu đấy, thật may mắn cho tôi là tôi không đứng về phía nào, có những điều tôi muốn làm lắm, vì ở phương Ðông này tôi chẳng yêu ông "Tổng Ai" đâu. Tôi yêu hai con người đang ngồi kia. Ðất nước này là đất nước của họ. Mấy giờ rồi nhỉ, đồng hồ tôi chết rồi.

- Hơn tám rưỡi một tý.

- Chờ mười giờ nữa là chuồn được.

- Lát nữa chắc trời lạnh lắm - Pyle rùng mình nói - Tôi không bao giờ ngờ có thể rét đến thế.

- Quanh chúng ta là ruộng nước. Trong xe tôi có để một cái chăn. Ðủ ấm.

- Nhưng lấy ra thì mạo hiểm quá.

- Việt Minh không tấn công sớm thế đâu.

- Ðể tôi đi lấy cho.

- Tôi đi tối quen hơn anh.

Khi tôi đứng lên, hai người lính ngừng ăn. Tôi báo trước cho họ: "Tôi trở về ngay". Cho chân xuống lỗ cửa, tôi tìm thấy chiếc thang và xuống gác. Khi nói chuyện về những vấn đề trừu tượng, người ta trở nên an tâm: Hình như cảnh diễn ra lạ lùng nhất cũng trở thành bình thường. Tôi không thấy sợ nữa. Tôi có cảm giác như vừa rời khỏi phòng tôi một lát và sắp trở vào nói tiếp câu chuyện đang bỏ dở. Tháp canh là phố Catina, là tiệm rượu Magestic hay chỉ là một buồng nhìn ra một công viên ở thủ đô London.

Tôi ngừng một phút ở chân thang để mắt quen với bóng tối. Sao sáng nhưng trăng bị mây chi. ánh trăng bao giờ cũng gợi cho tôi ánh sáng trong một nhà xác hay ánh đèn trần không có chao rọi xuống một phiến đá cẩm thạch, nhưng ánh sao lại có sức sống hơn và lung linh không ngừng. Người ta có thể tưởng như từ trên không bao giờ la có ai đó đang gửi xuống một tín hiệu, vì tên các vì sao cũng là thân thiết: Vệ nữ là người mà chúng ta yêu dấu. Ðại hùng tinh là những con gấu nhồi bông chúng ta chơi hồi nhỏ và tôi tin rằng chòm thánh giá phương Nam đối với những người sùng đạo như vợ tôi, là tên một bài thánh ca hay một bài kinh thì thầm đọc ở đầu giường người bệnh. Tôi run lên vì rét, như cơn rét run của Pyle. Tuy vậy đêm vẫn ấm như làn nước ở hai bên tả hữu như đã trùm lên khí nóng một màn mỏng lạnh như nước đá. Tôi đi về phía chiếc xe hơi và trong chốc lát, đứng trên đường cái, tôi có cảm giác như nó không còn ở đó. Lòng tin của tôi bị lung lay, ngay khi tôi vẫn nhớ là nó hết xăng nên phải đỗ cách tháp canh có ba mươi mét. Tôi không thể không khom lưng khi đi, hình như làm vậy, tôi chiếm ít chỗ hơn trong không gian.

Tôi phải mở khóa nắp hòm xe để lấy chiếc chăn. Tiếng mở khóa lách cách và tiếng va chạm làm tôi giật nảy mình. Tôi không thú vị khi nghĩ rằng chỉ có mình gây ra tiếng động giữa ban đêm, khi chắc là có biết bao nhiêu người ở quanh mình. Chăn vắt hai vai, tôi đóng cửa hòm xe nhẹ nhàng hơn khi mở: đúng lúc chiếc khóa kêu đến tách, bầu trời về phía Sài Gòn bỗng rực hồng và chớp lửa đó được một tiếng nổ tiếp ngay làm rung cả mặt đường. Một khẩu tiểu liên khạc ra tiếng hai lần và ngưng bặt trước khi tiếng nổ to lắng xuống. Tôi nghĩ "lại có kẻ ăn đòn rồi" và từ rất xa vọng lại những tiếng kêu đau đớn, kinh hãi hoặc là tiếng reo thắng lợi. Không hiểu tại sao bao giờ tôi cũng nghĩ tới một sự tấn công phải đến từ phía sau và khi hiểu rằng Việt Minh phải ở phía trước, giữa Sài Gòn và chúng tôi, thì tôi lại thoáng nghĩ như đó là điều giả dối. Giống như khi đáng phải chạy xa nơi nguy hiểm thì tôi lại đâm bổ vào, đáng lẽ phải đi thong thả để bớt gây tiếng động, thì cơ thể tôi lại cứ muốn chào chạy cho nhanh.

Tới chân cầu thang, tôi gọi Pyle: "Tôi đây, Fowler đây!" (Ngay đến lúc này tôi cũng không thể đem tên thánh của mình ra để tự xưng với hắn). Bên trong căn gác đã diễn ra một cảnh tượng khác. Những cà-mèn cơm vẫn ở dưới đất, người lính dựa lưng vào tường, tỳ khẩu súng lên đùi nhìn chằm chằm Pyle. Pyle quỳ dưới đất gần sát tường phía trước mặt, mắt nhìn như dán vào khẩu tiểu liên nằm giữa anh ta và người lính thứ hai. Người ta có cảm tưởng như hắn định bò lại khẩu súng và bắt buộc phải ngừng lại. Người lính thứ hai giơ tay về phía khẩu súng. Chưa ai xung đột hay hăm dọa ai, tình hình giống như những đứa trẻ đang chơi, một cái trò, trong đó ai bị bên kia trông thấy đang cử động thì phải lùi về chỗ xuất phát.


(Còn tiếp)