NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 3)
Những
mụ già vẫn ngồi lê mách lẻo trên bậc thang, trong bầu không khí lúc này đã
đỡ bức. Khi mở cửa vào, tôi nhận ra ngay rằng đã có người vào phòng lục
soát; mọi thứ đều được xếp lại một cách quá ngăn nắp hơn là tôi tự sắp
xếp.
- Hút một điếu nữa chăng? - Phượng hỏi.
- Ừ.
Tôi tháo ca-vát, bỏ giầy; màn phụ diễn xen giữa vở kịch đã chấm dứt. Ðêm
lại trở lại gần giống như lúc bắt đầu. Phượng ngồi xổm ở chân giường và
thắp đèn lên. Con ta ơi, em gái ta, làn da màu hổ phách. Tiếng mẹ đẻ của
nàng rất dịu dàng.
- Phượng này, - tôi nói - Phượng lăn viên thuốc trên nõ tẩu. Pyle chết rồi,
Phượng ạ.
Cô giơ mũi tiêm lên, mắt ngước cao nhìn tôi, mày nhíu lại, y như một đứa
bé đang chú ý suy nghĩ về một vấn đề gì.
- Anh nói sao?
- Pyle bị ám sát chết rồi.
Cô hạ mũi tiêm, thẳng lưng lên, ngồi xệp xuống, mắt dán vào tôi. Không có
SỰ LU LOA, KHÔNG CÓ NƯỚC MẮT, CHỈ CÓ MỘT Ý NGHĨ. Ý nghĩ kín đáo và sâu thẳm của một con người đang sắp phải
đảo lộn cả dòng đời mình.
- Ở LẠI ĐÂY ĐÊM NAY THÌ
hơn.
Cô gật đầu và lại lấy mũi tiêm nướng thuốc. Ðêm hôm đó tôi thức dậy
sau một giấc ngủ ngắn và sâu mà thuốc phiện đem lại: mười phút sánh với
cả một đêm ngủ và bàn tay tôi đã tìm thấy lại chỗ đặt quen thuộc trên
cặp đùi Phượng. Cô ta ngủ và tôi chỉ thoáng nghe được hơi thở của cô.
Sau bao nhiêu tháng, tôi lại không cô độc nữa, mặc dù thế, tôi lại sôi lên
cơn tức giận, khi nhớ lại Vigo, cái lưỡi trai, Sở Cẩm và những hành lang
vắng vẻ và im lặng của Toà lãnh sự và cảm thấy dưới tay mình làn da quen
thuộc, tôi suy nghĩ: "Hay chỉ có tôi là người duy nhất thực sự thương
yêu Pyle".
Cái buổi sáng tôi tới quảng trường trước khách sạn Continental, tôi đã
chán ngấy các ông bạn đồng nghiệp trong làng báo chí Mỹ, người lớn mà vẫn
con nít, kềnh càng và ồn ào, lúc nào cũng tuôn ra những lời châm biếm chua
chát đối với người Pháp, dù sao họ cũng là những người phải đánh nhau
trong cuộc chiến tranh này. Từng thời kỳ, khi một cuộc giao chiến chấm dứt, khi
mọi việc đã được xếp đặt đâu vào đó, những người chết và bị thương
đã được mang khỏi chiến trường, họ được mời ra Hà Nội, phải bay non bốn
giờ, nghe một bài diễn thuyết của vị tổng tư lệnh và ngủ một đêm tại một
trại báo chí, nơi mà họ cho rằng có người phục vụ rượu cừ nhất toàn
Ðông Dương; người ta cho họ bay trên nơi vừa diễn ra trận đánh, ở độ cao
nghìn mét, ngoài tầm bắn của đại liên; họ lại được đưa trở về một cách
an toàn, đỗ xuống khách sạn Continental, ồn ào như một đám học sinh sau một
buổi đi ăn bữa cơm ngoài trời.
Pyle lặng lẽ, hắn có vẻ khiêm tốn, đôi lúc trong ngày đầu tiên đó, tôi
phải cúi xuống mới nghe rõ hắn nói gì. Và hắn nghiêm trang, rất nghiêm trang.
Nhiều lần, hắn như tự co lại khi nghe thấy những tiếng ồn ào mà các nhà báo
Mỹ gây ra từ tầng gác cao nhất, tầng mà những người dân thường cho rằng
không thể đáp lựu đạn tới được. Nhưng hắn không chỉ trích ai.
- Anh đã đọc York Hardin chưa? - Hắn hỏi tôi.
- Chưa. Chưa, tôi tin rằng tôi chưa đọc. Anh ta viết những gì?
Pyle chăm chăm nhìn một cửa hàng bán những đồ uống làm từ sữa bên kia
đường phố và nói một cách mơ màng:
- Bên kia như có một dòng suối sô-đa ngon lành.
Tôi tự nghĩ có một chiều nhớ tổ quốc sâu thẳm nào đó đã khiến hắn chọn
một điểm để ngắm nghía một cách kỳ lạ như vậy giữa bao nhiêu thứ trong
cái quang cảnh nước ngoài lạ lùng này. Nhưng nghĩ lại bản thân khi lần đầu
tôi đi dọc phố Catina, tôi chẳng trước hết chú ý tới tủ hàng trưng bày
những lọ nước hoa mang nhãn hiệu Guelin là gì và tôi thấy ấm lòng nghĩ rằng
từ đây về châu Âu cũng chỉ mất 30 giờ đồng hồ. Hắn ta như luyến tiếc mãi
khi thôi không nhìn cửa hàng bán sữa. Hắn nói:
- York đã viết một cuốn sách nhan đề Những bước tiến của Trung Hoa đỏ. Ðó
là một cuốn sách rất sâu sắc.
- Tôi chưa đọc. Anh quen với tác giả à?
Hắn gật đầu một cách trịnh trọng và lại chìm đắm trong một sự im lặng,
lát sau, hắn nói để làm thay đổi cái cảm giác hắn có thể gây cho tôi:
- Tôi cũng không quen tác giả nhiều lắm. Thật ra tôi chỉ gặp anh ta có hai
lần.
Ðiều hắn làm tôi ưng ở hắn là hắn chỉ dám cho mình quen biết anh chàng anh
chàng gì nhỉ? à York Hardin, là một sự khoác lác. Sau này tôi mới hiểu, hắn
ta vô cùng kính nể những người mà hắn gọi là những nhà văn nghiêm chỉnh.
Cái từ này loại trừ những người viết tiểu thuyết, những nhà thơ và những
nhà viết kịch, trừ khi họ đi vào đề tài mà hắn gọi là đương đại và
ngay cả trong trường hợp này, tốt hơn hết là đi thẳng vào sự kiện, vào
những tư liệu nguyên thô như người ta thấy trong tác phẩm của York.
- Anh phải biết rằng khi người ta sống lâu năm tại một nước, tôi nói, - thì
người ta hết muốn đọc những cuốn sách viết về nước đó.
- Lẽ tất nhiên, tôi quan tâm đến việc những người sống tại chỗ có những
điều gì muốn nói, - hắn thận trọng trả lời tôi.
-Sau đó anh thẩm tra lại qua các tác phẩm của York.
- Ðúng vậy - Có lẽ hắn ta nhận được ý mỉa mai trong câu hỏi của tôi, vì
hắn nói thêm với vẻ lễ độ thường có. Tôi tự coi như được rất ưu đãi
nếu anh dành được một chút thời giờ cho tôi biết những điểm chính của
tình hình. Anh hiểu đấy: York đã xa nơi đây hơn hai năm rồi.
Thái độ sòng phẳng của hắn đối với Hardin làm tôi vui lòng dù Hardin là ai
đi nữa. Hắn không giống như những tên bạn của hắn chỉ biết chê bai và
trâng tráo một cách ấu trĩ.
- Chúng ta hãy làm thêm một chai bia thứ hai, tôi nói, tôi sẽ thử cho anh hiểu
về tình hình hiện nay.
Tôi bắt đầu nói và hắn nhìn tôi chăm chú như một học trò ngoan. Tôi giải
thích về tình hình phía Bắc - xứ Bắc Kỳ - nơi mà hiện nay người Pháp đang
cố bám lấy châu thổ sông Hồng, nó gồm cả Hà Nội và cái cảng độc nhất
của miền Bắc là Hải Phòng. Ðó là nơi có những cánh đồng lúa và khi gió
mùa về là lúc diễn ra cuộc chiến đấu hàng năm để giành giật thóc gạo.
- Ðấy là tình hình miền Bắc, tôi nói, những ngưòi Pháp tội nghiệp có thể
cầm cự được, nếu những người Trung Hoa không tới giúp đỡ cho Việt Minh.
Ðây là một cuộc chiến tranh giữa nơi rừng núi và ruộng lầy, những nơi
người ta lội nước đến tận vai và quân thù bỗng biến mất, chôn vũ khí và
khoác bộ áo nông dân vào người& Nhưng họ có thể chết mục giữa những
tiện nghi đầy đủ trong sự ẩm ướt của Hà Nội. Họ không thả bom xuống đó,
trời cũng không hiểu tại sao. Người ta có thể nói đó là một cuộc chiến
tranh kiểu chính quy.
- Còn ở miền Nam này?
- Người Pháp kiểm soát được những đường giao thông chính cho tới bảy giờ
chiều; sau đó họ kiểm soát được các chòi canh và một phần của các thành
phố. Ðiều này không có nghĩa rằng ở đây được an toàn, vì nếu thế thì
chẳng cần có lưới thép trước các tiệm ăn nữa.
Không biết bao nhiêu lần tôi đã phải giải thích về những điều này. Tôi
thấy tôi như một cái đĩa hát mà người ta quay cho bất kỳ kẻ nào mới tới
nghe: những nghị viên của Quốc hội, ngài bộ trưởng mới của Anh quốc& Có
khi tôi thức giấc ngay giữa đêm, miệng nói lảm nhảm: "Hãy xem trường
hợp những người theo đạo Cao Ðài hay những ngưòi theo đạo Hoà Hảo, bọn
Bình Xuyên hay tất cả những đội vệ binh đánh nhau thuê vì tiền hay vì thù
hằn lẫn nhau". Những người nước ngoài coi đó thật ngoạn mục, nhưng có
điều gì là đẹp đẽ trong sự ngờ vực hay phản trắc?
- Và bây giờ, - tôi nói tiếp, - là tướng Trịnh Minh Thế. Lão ta đã là tham
mưu trưởng của quân đội Cao Ðà, nhưng đã đi vào rừng để đánh lại cả
hai bên, quân Pháp và quân Cộng sản.
- York đã viết, - Pyle nói, - rằng cái cần phải có ở phương Ðông là một
lực lượng thứ ba.
Có lẽ lúc đó tôi đã phải nhận thấy trong mắt hắn ánh lên sự cuồng tín,
thấy sự phản ứng mau lẹ của hắn trước những công thức đã được thừa
nhận, hay trước ma lực của những số thứ tự như Ðội quân thứ năm, Lực
lượng thứ ba, Ngày thứ bảy. Tôi đã tránh được cho tất cả mọi người cho
cả Pyle nữa, biết bao nhiêu sự phiền toái, nếu như tôi hiểu được bộ óc non
trẻ và không mệt mỏi của hắn đang hoạt động theo phương hướng nào. Nhưng
tôi đã để hắn trước cái hậu cảnh lởm chởm những thây ma đó và tôi đi
bách bộ hàng ngày dọc phố Catina. Hắn phải tự tìm hiểu được cái hậu cảnh
thật, cái hậu cảnh nó giữ người ta ở lại đây mãnh liệt như một thứ
hương thơm: những cánh đồng rực vàng khi mặt trời sắp lặn nom dẹt đi;
những chiếc vó mắc vào bộ gọng mảnh khảnh bay lên bay xuống như những con
muỗi khổng lồ trên những cánh đồng; những chén nước trà uống với vị thầy
tu già trên gác thượng của tu viện, bên chiếc giường, cuốn lịch quảng cáo,
những chiếc xô, chiếc chén mẻ, như những vật trôi giạt của cả một cuộc
đời mà thời gian đã vứt bỏ lại quanh chiếc ghế tựa của thầy; những chiếc
nón lá của các cô con gái sửa đường nơi một quả mìn vừa nổ; màu kim
tuyến, màu xanh non và chiếc áo dài sặc sỡ ở miền Nam; màu nâu thẫm, những
bộ quần áo thâm, vòng núi do phía bên kia chiếm giữ, tiếng máy bay ù ù ở
miền Bắc. Khi mới tới, tôi đếm từng ngày trên cuốn lịch. Tôi tưởng tôi
gắn bó với cái gì còn sót lại của một quảng trường thành phố Blombre, với
chuyến xe hơi công cộng số 73 chạy qua cổng Oston và với cái quán ăn tại
quảng trường Torington khi mùa xuân tới. Lúc này dù hoa huệ hay tulip có thể
đang nở trong công viên, tôi cũng chẳng hề quan tâm. Tôi chỉ ham sống những
ngày có những tiếng nổ đanh gọn, có thể là tiếng nổ của xe máy hay của lựu
đạn, tôi chỉ muốn nhìn theo bóng dáng những người mặc quần lụa thâm duyên
dáng đi lại trong bầu không khí nóng ẩm của phương Nam, tôi chỉ ao ước
Phượng và tổ ấm của tôi đã xê dịch đi tới mười lăm nghìn ki-lô-mét.
Tôi đi vòng qua dinh Cao uỷ, nơi những tên lính lê dương đội mũ kê-pi
trắng và đeo ngù vai sặc sỡ đứng gác, qua đường sát Nhà thờ Lớn và lộn
lại dọc theo tường của Sở Liêm phóng Việt Nam, nơi mùi nước tiểu và cả sự
bất công toả ra sặc sụa. Và những cái đó cũng trở thành của quê tôi y như
những hành lang tối om trên tầng gác cao của nhà tôi xưa, những nơi mà lúc
nhỏ người ta cố tránh. Những số mới xuất bản của những tờ tạp chí khiêu
dâm như cấm kỵ và ảo ảnh, đã được trưng bày ở các giá hàng, gần với
bến cảng; những lính thuỷ nốc rượu bia trên vỉa hè; những cái đích rất
ngon cho một quả bom tự tạo. Tôi nghĩ tới Phượng lúc này có lẽ đang mặc cả
mua cá tại đường phố thứ ba về phía tay trái, trước khi cô đi ăn nhẹ ở
hiệu bán sữa vào hồi mười một giờ, vào thời đó, tôi có thể tìm thấy
Phượng bất cứ ở đâu và vào giờ nào và tất nhiên đầu óc tôi không cần
bận tâm nghĩ đến Pyle nữa. Tôi cũng chẳng nói về hắn ta với Phượng khi
chúng tôi ăn bữa sáng ở phòng tôi, trên gác khách sạn phố Catina. Hôm đó,
Phượng mặc chiếc áo dài lụa hoa đẹp nhất của cô, vì hôm đó là ngày kỷ
niệm hai năm trước đây chúng tôi gặp nhau ở Chợ Lớn, tại nhà Ðại thế
giới.
(Còn tiếp)