NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 47)
Tuần
lễ này tiếp tuần lễ khác trôi qua, nhưng không rõ sao tôi chưa tìm được
một căn nhà ở khác. Không phải vì thiếu thì giờ.
Một lần nữa, cơn khủng hoảng hàng năm
của cuộc chiến đã qua: ở miền Bắc mưa phùn ẩm ướt và ngột ngạt đã về,
quân Pháp đã rút khỏi Hòa Bình, Bắc Bộ đã qua mùa hành quân vì thóc gạo,
và Lào cũng qua mùa hành quân vì thuốc phiện. Mình Dominge có thể dễ dàng
đảm nhiệm đưa tin về các sự kiện ở miền Nam. Tôi tự bắt tôi phải đi xem
căn hộ tại một ngôi nhà gọi là kiểu mới (nơi làm cuộc triển lãm Paris 1934)
tận đầu phố Catina, gần khách sạn Continental. Ðó là nhà ở tạm thời của
một chủ đồn điền cao cu sắp về nước. Ông ta muốn bán gọn cả nhà lẫn đồ
đạc và các thứ trang trí bầy biện bên trong. Những bức tranh phần lớn là
phiên bản tranh của phòng tranh Paris từ năm 1880 tới năm 1890. Nhân tố chung
quan trọng nhất cho các bức tranh đó là một người đàn bà vú cực kỳ to,
tóc búi rất cầu kỳ, các tấm mút-sơ-lin che người một cách hớ hênh bao giờ
cũng để lộ bộ mông đồ sộ với cái rãnh, nhưng bao giờ cũng phủ kín bãi
chiến trường. Trong phòng tắm, nhà chủ đồn điền tỏ ra mạnh dạn hơn trong
khi chọn các bức phiên bản tranh của Rov.
- Ông là một nhà say mê nghệ thuật? - Tôi hỏi.
- Ông ta trả lời tôi bằng một nụ cười thỏa mãn, y như hai chúng tôi là
đồng lõa. Ông ta béo sệ, ria đen, đầu hói.
- Những bức tranh có giá trị nhất của tôi, tôi để ở Paris - Ông chủ nói.
Nhà còn có một cái đựng tàn thuốc lá rất lớn và kiểu rất lạ, theo hình
một người phụ nữ khỏa thân đội cái bát trên đầu, và những đồ sứ mỹ
nghệ vẽ những thiếu nữ trần truồng ôm mấy con cọp. Lạ nhất là tượng một
phụ nữ trần tới thắt lưng đang đi xe đạp. Trong phòng ngủ trước chiếc
giường rất rộng treo một bức tranh sơn dầu, lồng khung kính, vẽ hai người
thiếu nữ, đang ngủ với nhau. Tôi hỏi giá căn nhà không kể bộ sưu tập tranh
tượng, nhưng ông chủ muốn bán gộp tất cả với nhau.
- Ông không phải là nhà sưu tập à? - Ông ta hỏi.
- Thú thật là không.
- Tôi có một số sách, có thể để lại với các thứ khác, chỉ trừ các loại
này mà tôi định đem về Pháp.
Ông ta mở cái tủ khóa kín và chỉ cho xem sách cảu ông: Có những bộ sách
đắt tiền có minh họa như Nana, Alfrodit, Cô gái tự do và cả nhiều tác phẩm
của Paul Dcok. Tôi toan hỏi thăm ông có định tự bán mình theo với bộ sưu
tập không vì chủ và đồ rất hợp với nhau. Ông ta cũng là của "thời
đại".
- Khi người ta sống một mình ở vùng nhiệt đới - Ông ta nói - thì bộ sưu
tập là người bạn đời của anh.
Tôi nghĩ tới Phượng, chính vì không có cô ở đây. Bao giờ cũng vậy, khi
người ta trốn vào trong bãi sa mạc thì sự yên lặng lại vang lên như hét vào
tai.
- Tôi không tin tòa báo của tôi cho phép mua một bộ sưu tập tác phẩm nghệ
thuật.
- Không hề gì, tôi sẽ không ghi vào hóa đơn.
Tôi hài lòng vì Pyle chưa được gặp ông này, ông ta có bộ mặt đúng theo
kiểu "thực dân cũ" như Pyle quan niệm, bản thân bộ mặt đó cũng đã
khiến không ai muốn lại gần. Khi ra khỏi nhà ông ta thì đã mười một giờ
rưỡi, và tôi xuống tiệm Pavillon uống một chai bia ướp lạnh. Pavillon là nơi
hẹn hò của các bà người Âu, Mỹ, chắc hẳn không gặp Phượng ở đây. Sự
thật tôi biết rõ Phượng lúc này đang ở đâu. Cô không phải là người đàn
bà thay đổi thói quen. Bởi vậy, khi ra khỏi nhà ông chủ đồn điền tôi sang
hè bên kia để tránh cửa hàng bán thức ăn làm bằng sữa, nơi sáng nào
Phượng cũng tới uống đại mạch pha sôcôla. ở bàn bên cạnh tôi, hai cô gái
Hoa Kỳ trẻ, sạch sẽ tinh tươm tuy trời nắng bức, đang uống kem cốc. Người
nọ và người kia đều đeo bên vai trái những cái xắc giống nhau có gắn huy
hiệu chim đại bàng đằng đồng. Ðôi cặp chân của họ dài và thon, cũng
giống nhau như hệt, họ còn giống nhau ở đôi mũi hơi hếch. Họ ăn kem một
cách chăm chú như đang làm một cuộc thí nghiệm trong phòng học. Tôi tự hỏi
không hiểu họ có phải là đồng sự của Pyle không và tôi muốn họ cũng cút
về nước nốt. ¡n xong, một cô nhìn đồng hồ đeo tay.
- Phải đi thôi - Cô ta nói - để được an toàn.
Tôi tự hỏi, như để giết thì giờ, xem các cô có thể những loại hẹn hò
nào.
- Waren đã bảo không thể ở đây quá mười một giờ hai mươi lăm.
- Quá một chút rồi đấy.
- Rất muốn ở lại. Không hiểu là việc gì. Ðằng ấy cô hiểu không?
- Không rõ lắm. Nhưng Waren đã dặn là phải đi.
- Cậu có tin sẽ có một cuộc biểu tình không?
- Mình đã xem nhiều biểu tình quá rồi! - Cô kia đáp với vẻ mệt mỏi của
những du khách đã chán ngấy với việc tham quan các kiểu nhà thờ.
(Còn tiếp)