NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 52)
Tôi
vào Toà Lãnh sự viết cho Pyle mấy chữ, hẹn hắn tới thăm tôi, rồi tôi đi
ngược lên tới khách sạn Continental để làm một cốc.
Tất cả những đống đổ vỡ đã được dọn đi, những người lính cứu hoả đã
rửa sạch công viên. Tôi không hề nghĩ rằng địa điểm và giờ giấc lại có
tầm quan trọng đến như vậy. Tôi lại còn định cứ ngồi nơi đây hết cả
buổi tối, không lo gì đến cuộc hẹn hò nữa. Nhưng tôi lại nghĩ rằng tôi có
thể làm cho Pyle sợ hãi, buộc hắn ngừng các hành động của hắn lại, bằng
cách chỉ cho hắn thấy tai họa đang chờ hắn, bất kể là tai họa nào. Tôi cạn
cốc bia và ra về: Khi ngồi ở nhà, tôi lại muốn Pyle đừng tới nữa. Tôi định
đọc sách, nhưng không có cuốn nào trên giá sách cuốn hút được tôi. Nếu
có người tiêm cho thì có lẽ tôi cũng làm một điếu thuốc. Tuy cố không
nghĩ tới nhưng tôi vẫn cứ ngóng đợi những bước chân. Có ai đó gõ cửa.
Tôi ra mở, nhưng đó chỉ là Dominge.
- Anh cần gì? - Tôi hỏi.
Anh ta nhìn tôi, vẻ rất ngạc nhiên.
Cần gì ư? (anh ta nhìn đồng hồ). Ngày nào tôi chẳng đến vào giờ này. Ông
có điện để gửi đi không?
- Xin lỗi nhé. Tôi quên khuấy đi mất. Không, không có gì.
- Nhưng bản tường thuật về vụ nổ bom? Ông không định viết gì ư?
- ồ, cứ viết hộ tôi, anh Dominge. Tôi cũng không rõ viết thế nào bây giờ.
Lúc đó tôi ở ngay nơi bom nổ, nên cũng hơi bị chấn động. Tôi không thể
gói ghém câu chuyện này vào khuôn khổ của một bức điện. (Tôi định đập
con muỗi vo ve quanh tai, và tôi thấy Dominge nhăn mặt lại theo bản năng anh ta).
Yên chí, Dominge, tôi đánh hụt rồi.
- Anh ta đáp lại tôi bằng một nụ cười thảm hại. Anh ta không thể bào chữa
cho sự kinh tởm của mình trước một việc sát sinh: dù sao anh ta cũng là tín
đồ của đạo Thiên Chúa, một trong những người mà Neron xưa đã dạy cho nghệ
thuật biến thân người thành đuốc sống.
- Tôi có thể làm giúp ông việc gì không? - Anh ta nói.
Anh ta không uống rượu, không ăn thịt, không sát sinh. Tôi ao ước có được
một sự dịu hiền trong tâm hồn như thế.
- Không, Dominge ạ, buổi tối tôi chỉ cần được sống một mình.
Qua cửa sổ, tôi nhìn theo anh ta đi ngang qua đường phố Catina. Một người lái
xe đạp gắn máy đỗ xe ở vỉa hè, ngay trước cửa sổ phòng tôi, Domige định
thuê xe đi, nhưng tôi thấy người lái xe lắc đầu. Chắc hẳn anh ta đang chờ
một người khách đang mua hàng, vì đây không phải là nơi xe thường đỗ
đón khách. Nhìn đồng hồ, tôi thấy mới đợi chưa đầy mười phút, và khi
Pyle gõ cửa, lần này tôi lại thấy tôi đã không nghe được tiếng bước chân
của hắn.
- Mời vào.
Nhưng như thường lệ, con chó của hắn vào nhà trước hắn.
- Tôi rất hài lòng vì nhận được mấy chữ của anh. Sáng nay hình như anh bực
với tôi lắm.
- Chắc thế. Cảnh tượng lúc đó có đẹp đẽ gì đâu.
- Anh đã rõ nhiều điều quá rồi, nên tôi cũng có thể nói thêm chuyện với
anh mà không sợ nguy hại cho ai cả. Chiều nay tôi vừa gặp tướng Thế.
- Anh gặp ông ta à? Vậy ông ta đang ở Sài Gòn ư? Chắc hẳn ông ta về chiêm
ngưỡng kết quả của vụ đánh bom của ông ta.
- Anh Thomas, tin anh nên mới nói riêng với anh là tôi đã rất nghiêm khắc với
ông ta.
Hắn nói năng như một người thủ quân một đội bóng học sinh vừa bắt gặp
một cầu thủ vừa vi phạm kỷ luật của cuộc tập dượt. Dù sao tôi còn hỏi
thêm với đôi chút hy vọng:
- Liệu anh có bỏ rơi ông ta không?
- Tôi có nói với ông ta là chúng tôi sẽ cắt đứt quan hệ nếu, ông ta lại
biểu thị một sự khinh suất như vậy.
- Nhưng từ nay anh đã ngừng ủng hộ ông ta chưa?
Tôi bực mình xua con chó đang đến ngửi ngửi mắt cá chân tôi.
- Tôi không thể làm như vậy. Nằm yên, Duk! Về lâu dài, ông ta tượng trưng
cho hy vọng độc nhất của chúng tôi. Nếu nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi, ông
ta lên nắm được chính quyền, thì chúng tôi có thể dựa vào ông ta...
- Cần bao nhiêu người bỏ mạng nữa, trước khi các anh hiểu ra?
Nhưng tôi thấy rõ là lập luận của tôi không có hiệu quả gì.
- Hiểu ra điều gì, anh Thomas?
- Hiểu ra rằng trong lĩnh vực chính trị không có sự tri ơn.
- ít ra, họ cũng không căm ghét chúng tôi như đối với người Pháp.
- Có chắc là như vậy không ? Cũng có khi chúng ta yêu kẻ thù, và ghét bạn
bè.
- Anh suy nghĩ như người châu Âu, anh Thomas ạ. Loại người ở đây không phức
tạp đến thế.
- ấy là điều mà anh học được qua mấy tháng này ư ? Chẳng bao lâu
nữa anh sẽ nói rằng họ chỉ là đồ con nít...
- Quả là như vậy... trên một số phương diện.
- Anh Pyle, anh hãy thử tìm cho tôi một đứa trẻ không phức tạp. Một người
trẻ lại là một khu rừng chằng chịt những điều phức tạp. Chính khi già đi,
chúng ta lại hóa đơn giản hơn.
Nhưng nói hắn nghe những điều đó để làm gì? Trong khi lập luận, chúng ta
đều dùng một điều gì hư ảo. Trước khi khôn ra, tôi đã nói năng như một
nhà chuyên viết bình luận. Tôi đứng lên, tiến lại gần giá sách của tôi.
- Anh kiếm gì thế, anh Thomas?
- Ồ, CHẲNG CÓ GÌ QUAN TRỌNG.
Một đoạn văn tôi vẫn ưa thích. Chiều nay anh có thể dùng cơm với tôi
không?
- Rất hài lòng. Tôi thật vui vì thấy anh không bực dọng với tôi. Tôi hiểu
rằng chúng ta không đồng tình với nhau. Nhưng có thể vẫn là bạn thân khi có
chính kiến khác nhau, phải không ?
- Tôi không rõ. Tôi không tin là như thế.
- Xét đến cùng, Phượng vẫn là quan trọng hơn tất cả những điều đó.
- Anh có thành tâm tin như vậy không?
- Cô ta là cái đáng kể nhất trên thế giới này. Ðối với tôi. Cả đối với
anh nữa, anh Thomas ạ.
- Ðối với tôi thì hết rồi.
- Hôm nay chúng ta bị một sự chấn động ghê ghớm, Tômát, nhưng anh sẽ thấy
sau một tuần chúng ta sẽ quên đi. Ngoài ra, chúng tôi còn săn sóc tới các
gia đình.
- Chúng tôi là ai?
- Chúng tôi đã điện sang Whasington. Chúng tôi sẽ được phép sử dụng một
phần ngân quỹ. Tôi ngắt lời.
- Chén ở quán Cối xay cổ nhé? Từ chín giờ tới chín rưỡi nhé?
- Ở ĐÂU CŨNG ĐƯỢC, TUỲ
anh thích.
Tôi tiến lại cửa sổ. Mặt trời đã khuất sau các mái nhà. Người lái xe
xích-lô vẫn chờ khách của mình. Tôi cúi xuống nhìn, người đó ngẩng đầu
lên nhìn tôi.
- Anh chờ ai đến à, Thomas?
- Không, tôi tìm một đoạn thơ.
Ðể cử chỉ của tôi được kín đáo. Tôi giơ cuốn sách ra chỗ còn có tia
nắng cuối cùng và đọc.
Tôi lái xe giữa các phố phường và mặc kệ tất cả.
Những người qua đường nhìn tôi chăm chăm và hỏi xem tôi là ai.
(Còn tiếp)