NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (Phần 54)
Nếu
muốn đi xe thì phải lên tới tận phố Dokmay, cho nén ra khỏi nhà, tôi đi bộ
tới tận rạp Magestic và đứng một lúc xem người ta rõ những chiếc máy bay
ném bom Hoa Kỳ.
Mặt trời đã lặn hẳn, và công việc này
được tiến hành dưới ánh sáng của những ngọn đèn hồ quang. Tôi không có
ý định tạo ra một cái cớ vắng mặt, nhưng tôi đã nói với Pyle là tôi tới
rạp Magestic, và tự nhiên tôi không thích làm sai với lời nói.
- Chào Fowler.
- Ðó là Uynkinx.
- Chào.
- Chân cẳng ra sao rồi?
- Anh đã gửi được một bài hay chứ?
- Tôi để Dominge viết.
- Sao vậy? Người ta nói anh có mặt ở đó cơ mà.
- Ðúng, tôi có mặt ở đó. Nhưng ngày nay báo thiếu chỗ. Họ chỉ cần tin
ngắn thôi.
- Tin nào cũng như tin nào thôi, phải không? - Uynkinx nói. - Chúng ta đã sống
trong thời ông Rusen và báo Time cũ. Tin tức thì gửi bằng khinh khí cầu.
Người ta có thì giờ viết kỹ các bài của mình. Người ta có thể viết một
bài về chỗ chúng ta đang đứng như sau: khách sạn loại sang, những chiếc máy
bay ném bom, đêm đang xuống. Bây giờ có đêm đâu, mỗi chữ là bao nhiêu
đồng bạc. (Từ tít trên lầu cao, y như từ trên trời, những tiếng cười vang
xuống: ai đó giống như Pyle đã dánh vỡ một chiếc cốc. Tiếng cười nói
giống như tiếng mưa đá rơi xuống). Những ngọn đèn toả sáng trên những mỹ
nữ và những anh hùng, Uynkinx đọc câu thơ của Bảiơn với một vẻ ác ý.
Chiều nay anh làm gì, Fowler? Anh có đi chén với tôi không?
- Tôi sắp đi ăn cơm tối, anh có hiểu không, ở quán Cối xay cổ.
- Tôi chúc anh thật vui: Grand sẽ có mặt ở đó. Họ cần quảng cáo rùm beng
nhân dịp những "dạ hội Grand". Có những người thích những buổi nhạc
ồn ào!
Tôi chào từ biệt anh ta và vào rạp chiếu bóng. Erron Fline hay là Tiron Power
(khi họ mặc áo may ô bó sát người thì tôi không thể phân biệt được ai
với ai) đánh đu trên những sợi dây thừng, nhảy từ ban công cao xuống và tót
lên những con ngựa không yên cương trong ánh bình minh của phim mầu. Anh ta
cứu một cô gái, giết chết kẻ thù, còn chính anh thì như có phép thần che
chở không sao chết được. Ðó là một cuốn phim gọi là phim cho thanh niên;
nhưng nếu dựnh cái cảnh Erdip 2 từ lâu đài Teber của mình chạy ra, hai mắt
bị chọc mù đang ứa máu, thì còn có tác dụng hơn trong việc chuẩn bị cho họ
sống trong cuộc đời hiện tại. Không có cuộc đời của ai được một phép màu
che trở mãi. Pyle đã gặp may ở Phát Diệm và trên đường đi Tây Ninh, nhưng
cái số đỏ không bền được mãi, và chỉ trong hai giờ nữa, người ta sẽ biết
phép đã hết màu rồi. Một người lính Pháp ngồi gần tôi, tay để lên đầu
gối của một cô gái, và tôi ao ước được có sự đơn giản của anh ta trong
hạnh phúc cũng như trong đơn chiếc. Không chờ hết phim, tôi thuê một xe tay
và bảo kéo tới quán Cối xay cổ.
Tiệm ăn chung quanh có lưới sắt chống lựu đạn và hai người cảnh sát võ
trang gác lối vào cầu. Chủ tiệm, béo phệ vì hưởng mãi những món ăn nhiều
chất bổ của chính vùng quê Boocginon của ông ta đích thân ra dẫn tôi qua
hàng rào lưới thép vào nhà. Trong bầu không khí buổi tối oi bức, mùi gà
sống thiến quay với bơ thấm vào mọi thứ trong khách sạn.
- Ông có phải cùng đám với ông Grand không? - Ông chủ hỏi.
- Không.
- Một suất ăn?
Chỉ đến lúc đó tôi mới nghĩ tới tương lai và tới những câu chất vấn mà
có lẽ tôi phải trả lời.
- Một suất, - tôi đáp, - và như vậy gần như tôi công bố to lên rằng Pyle
đã chết rồi.
Quán ăn chỉ có một phòng, phía trong cùng Grand và những khách của hắn mời
chiếm một cái bàn lớn. Ông chủ dành cho tôi một bàn nhỏ kề ngay với hàng
lưới. Kính đã được cất đi, sợ khi vỡ sẽ bắn ra nhiều mảnh vụn. Nhận
thấy mấy người quen trong đám bạn của Grand, tôi chào họ trước khi ngồi.
Còn Grand thì quay nhìn phía khác. Từ mấy tháng nay, tôi không gặp Grand, trừ
có một bận, kể từ tối mà Pyle mê Phượng. Có lẽ một lời nói xúc phạm của
tôi tối hôm đó đã xuyên qua những đám mây mù của cơn say rượu lọt vào
tận tai hắn vì hắn cau có chủ trì bữa tiệc, trong khi bà Depre, phu nhân của
viên sĩ quan phụ trách công việc giao tế và đại uý Ðuypác phụ trách ban
thông tin của Sở báo chí gật đầu với vẻ tán thưởng. Còn có mặt một
người to béo làm nghề chủ khách sạn ở Phnôm Pênh thì phải, một cô đầm
trẻ tôi chưa hề gặp, và vài ba người mà tôi chỉ thoáng nom thấy mặt ở các
phòng nhẩy. Hôm nay có lẽ là hôm duy nhất bữa tiệc lại không nhộn nhạo.
Tôi gọi một cốc rượu, nói vì tôi muốn chờ (nhỡ Pyle đến được)... Có khi
một việc định làm lại bị cản trở, và chừng nào tôi chưa bắt đầu ăn, thì
hình như còn thì giờ để chờ đợi. Rồi tôi lại tự hỏi xem mình mong đợi
điều gì. Mong sự may mắn cho bọn OSS nếu quả đó là tên gọi của tổ chức
của Pyle? Mong cho bom làm bằng chất nổ dẻo và tướng Thế sống mãi? Hay là
mong (tôi, một con người giữa mọi người) điều kỳ lạ là ông Heng phát minh
ra một cách thuyết phục không phải là cái chết? Nếu cả hai chúng tôi cùng
thiệt mạng trên đường đi Tây Ninh thì có phải tiện biết mấy không? Tôi
chậm rãi uống cốc rượu hồi, mất những hai mươi phút, rồi bắt đầu ăn. Gần
chín giờ rưỡu rồi. Chắc hắn không tới.
Tuy không chủ tâm, tôi vẫn cứ lắng tai: để chờ nghe thấy gì? Một tiếng kêu?
Một tiếng nổ? Tiếng cảnh binh chạy trên cầu? Nhưng chắc là không nghe được
gì, vì những vị khách của Grand đã bắt đầu náo nhiệt. Ông chủ quán, tuy
hát không thạo, nhưng tiếng dễ nghe, bắt đầu hát, và khi một chiếc nút chai
rượu sâm banh mới đưa thêm ra nổ giòn, thì nhiều người hoà tiếng cùng
ông, nhưng Grand thì không. Hắn đứng im, mắt đỏ ngầu nhìn tôi từ phía đầu
phòng, một cách hăm doạ. Tôi tự hỏi có lẽ hai người sắp đánh nhau chăng.
Tôi không đủ sức để chọi với Grand.
(Còn tiếp)