|
2.
Mối lái là gì?
Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất
thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi
không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải lòng nhau" "Mắc
phải bùa yêu". Nguyễn Du đã vạch đường cho Kim Trọng. Thuý Kiều cứ yêu
nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt
phản đối khuyên con cháu rằng:
"Đàn ông thì chớ Phan Trần,
Đàn bà thì chớ Thuý Vân, Thuý Kiều"
Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều còn nói: "Chỉ vì một tội
mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính
mãi"...Nếu không có "Nhà băng đưa mối" thì nhà trai làm sao
biết được người thục nữ trong cửa các phòng khuê.
Trong xã hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối
lái, nếu đẹp đôi vừa lứa thì bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. lễ
tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa.
Chẵn tháng con đầu lòng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa
tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính
gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận vì phận hẩm duyên hiu:
..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quýt", quên
những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô
nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh tình chung. Hay vì chưng "Mối
lái đèo bòng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót
vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ tình, già nhân sự để non quyền tạo
hoá"...
(Trích "Văn tế sống người con gái" - Một bài văn tế khuyết danh
được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu TKXX).
ở xã hội mới cũng cần có bà
mối, bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây
dựng hạnh phúc lâu dài. trong tương lai, có lẽ vai trò của bà mối là những
phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Đài truyền thanh truyền
hình, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người
độc thân... |