Scroll To Top

Hướng dẫn đánh giá học sinh theo mô hình VNEN

Thực hiện Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016;

Số kí hiệu 4669/BGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành 10/09/2015
Ngày bắt đầu hiệu lực 10/09/2015
Thể loại Công văn
Lĩnh vực Giáo dục
Cơ quan ban hành Bộ GD&ĐT
Người ký Phùng Xuân Nhạ

Nội dung

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo
Thực hiện Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH ngày 03/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015-2016; Công văn số 4668/BGDĐT-GDTrH ngày 10/9/2015 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới Việt Nam cấp trung học cơ sở (THCS) năm học 2015-2016, Bộ GDĐT hướng dẫn đánh giá học sinh THCS (đối với lớp 6 mở rộng và lớp 7 thực nghiệm) theo mô hình trường học mới như sau:
            I. Mục đích đánh giá
Đánh giá học sinh THCS mô hình trường học mới được hiểu là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh THCS nhằm mục đích giúp:
1. Học sinh tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học, qua đó dần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, khả năng tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề trong môi trường giao tiếp, hợp tác; bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện của học sinh trong quá trình giáo dục.
2. Giáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học và giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Cán bộ quản lí giáo dục các cấp có căn cứ để chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
4. Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh), cộng đồng quan tâm và tham gia nhận xét, góp ý quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
II. Nguyên tắc đánh giá
1. Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh dựa trên mục tiêu giáo dục THCS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập.
2. Chú trọng đánh giá thường xuyên, đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (sau đây gọi chung là sản phẩm học tập); kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng.
3. Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
4. Việc đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập phải bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục đối với tất cả học sinh theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính.
III. Nội dung đánh giá
1. Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục THCS theo từng môn học và hoạt động giáo dục.
2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh.
3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh.
IV. Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ
1. Đánh giá thường xuyên
1.1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.
1.2. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm có: giáo viên, học sinh (tự rút kinh nghiệm và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia nhận xét, góp ý cho học sinh, giáo viên, các hoạt động giáo dục của nhà trường.
1.2.1. Giáo viên đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập của học sinh
Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh/nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Chấp nhận sự khác nhau về thời gian và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các học sinh; những học sinh hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn tiến độ chung thì được giao thêm nhiệm vụ học tập hoặc giúp đỡ bạn. Hằng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành, giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành nhiệm vụ.
- Nếu có nhận xét đặc biệt, giáo viên ghi vào phiếu, vở, sản phẩm học tập... của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết...
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh
Giáo viên quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn; phát huy ưu điểm và các phẩm chất, năng lực riêng; điều chỉnh hoạt động, ứng xử để tiến bộ.
(Các biểu hiện phẩm chất và năng lực nêu ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2 kèm theo)
c) Lưu ý
Trong đánh giá thường xuyên giáo viên không đánh giá bằng cho điểm mà đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả học tập của học sinh; chủ yếu dùng lời nói để động viên, góp ý, hướng dẫn học sinh, đồng thời ghi lại những nhận xét đáng chú ý nhất vào "Sổ tay lên lớp" như: những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những biện pháp đã áp dụng và những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện. Trong quá trình đánh giá thường xuyên, giáo viên có thể chấm và ghi điểm trên một số sản phẩm học tập để học sinh tham khảo nhưng không lưu điểm trên các loại hồ sơ khác.
Để đạt hiệu quả cao trong việc động viên, khích lệ học sinh, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh riêng... của từng học sinh để có những nhận xét thỏa đáng; biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; tuyệt đối tránh những nhận xét có tính xúc phạm, làm tổn thương tâm lý học sinh.
Giáo viên kịp thời trao đổi với cha mẹ học sinh và những người có trách nhiệm để có thêm thông tin và phối hợp giúp cho sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
 Hằng tháng, đối với những học sinh cần được quan tâm nhiều hơn, giáo viên ghi nhận xét vào "Sổ tay lên lớp" của giáo viên về thành tích hoặc hạn chế nổi bật trong học tập và rèn luyện; các biểu hiện của phẩm chất, năng lực; dự kiến áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt nhằm bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, giúp đỡ kịp thời những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học và hoạt động giáo dục trong tháng.
            1.2.2. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn
- Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn.
- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
1.2.3. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá
Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn tham dự, quan sát, hỗ trợ các hoạt động của học sinh; trao đổi với giáo viên bằng các hình thức phù hợp như lời nói, viết thư... về các nhận xét, các biện pháp giúp đỡ học sinh.
1.3. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra định kỳ giữa Học kỳ I và giữa Học kỳ II.
2. Đánh giá định kì kết quả học tập
2.1. Việc đánh giá định kì được áp dụng với tất cả các môn học thông qua các bài kiểm tra. Bài kiểm tra định kì của các môn Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Tin học có thời lượng 90 phút; các môn còn lại có thời lượng 45 phút.
 

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Công văn"

04/HĐĐ 26/11/2018 trích
03/HĐĐ 26/11/2018 trích yếu
/SGDĐT-CNTT-KT&KĐ 01/10/2018 Thực hiện Công văn số 349/BGDĐT-CNTT, ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Cục Công nghệ Thông tin - Bộ GD&ĐT về việc triển khai dự án YouthSpark, Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện triển khai các nội dung cụ thể như sau:
/PGDĐT-THHC 30/11/2018 Trước tình hình diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố, thực hiện Công văn số 9155/UBND-SYT của UBND thành phố ngày 26/11/2018 về việc quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Công văn số 3871/SGDĐT-CTrTT ngày 29/11/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổng truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết tại tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường học tổ chức truyền thông với các nội dung cụ thể như sau:
/HD-UBND 30/11/2018 Căn cứ Hướng dẫn số 03/HD-SKHCN ngày 15/12/2015 của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng về Hướng dẫn Quy trình xét công nhận sáng kiến tại cơ sở; Căn cứ Hướng dẫn số 1716/HD-SGDĐT ngày 12/10/2018 của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng về hướng dẫn hoạt động sáng kiến của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, UBND huyện Hòa Vang hướng dẫn hoạt động sáng kiến của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện như sau:

Các văn bản cùng lĩnh vực

Các văn bản cùng cơ quan ban hành "Bộ GD&ĐT"

27/2018/TT-BGDĐT 25/12/2018 Sửa đổi bổ sung thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH
/PGDĐT-THHC 30/11/2018 Trước tình hình diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố, thực hiện Công văn số 9155/UBND-SYT của UBND thành phố ngày 26/11/2018 về việc quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Công văn số 3871/SGDĐT-CTrTT ngày 29/11/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổng truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết tại tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường học tổ chức truyền thông với các nội dung cụ thể như sau:
20/2018/TT-BGDĐT 22/08/2018 Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
35/2015/TT-BGDĐT 31/12/2015 Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục
3131/CT-BGDĐT 25/08/2015 Căn cứ các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;Căn cứ tình hình thực tiễn của ngành Giáo dục;

Các văn bản cùng người ký "Phùng Xuân Nhạ"

/PGDĐT-THHC 30/11/2018 Trước tình hình diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố, thực hiện Công văn số 9155/UBND-SYT của UBND thành phố ngày 26/11/2018 về việc quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Công văn số 3871/SGDĐT-CTrTT ngày 29/11/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về tổng truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết tại tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hiệu trưởng các trường học tổ chức truyền thông với các nội dung cụ thể như sau:
35/2015/TT-BGDĐT 31/12/2015 Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục
26/2014/TT-BGDĐT 11/08/2014 Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
02/2007/QĐ-BGDĐT 23/01/2007 Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
11 /2006/QĐ-BGDĐT 05/04/2006 1. Quy chế này quy định về xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) bao gồm: điều kiện dự xét và công nhận tốt nghiệp; tổ chức xét công nhận tốt nghiệp; trách nhiệm của cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong việc xét công nhận tốt nghiệp.
Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó. Bill Gates
VĂN BẢN MỚI NHẤT

8261/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:185 | lượt tải:45

8059/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:158 | lượt tải:56

634/QĐ-SNV

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:269 | lượt tải:50

635/QĐ-SNV

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng I, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:293 | lượt tải:80

8442 QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:312 | lượt tải:101
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay2,813
  • Tháng hiện tại643,479
  • Tổng lượt truy cập44,759,182
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây