Scroll To Top

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM MÔN TOÁN THCS - NĂM HỌC 2016-2017

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục

Số kí hiệu văn số /BC-PGDĐT
Ngày ban hành 15/09/2016
Ngày bắt đầu hiệu lực 15/09/2016
Thể loại Thông tư
Lĩnh vực Giáo dục
Cơ quan ban hành Phòng GD
Người ký Phạm Hồ Quỳnh Trang

Nội dung

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
MÔN TIN HỌC THCS - NĂM HỌC 2016-2017
(Kèm theo Công văn số  /BC-PGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2016 của Phòng GDĐT)
1. Thực hiện chương trình
- Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học từng cấp học của Bộ GDĐT; các trường THCS cần chủ động, linh hoạt hơn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời gian 37 tuần thực học (học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần), phù hợp với điều kiện của từng trường. Đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất trong thành phố.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
- Các tổ, nhóm chuyên môn và từng giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để kiểm tra, giám sát, nhận xét, góp ý trong quá trình thực hiện.
- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.
2. Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
a. Phương pháp dạy học
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy dựa trên Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.
- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán  trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan.
- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập.
- Vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực - Đó là những biện pháp, cách thức hành động của thầy và trò trong các tình huống hành động nhỏ nằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học (hiện nay người ta đã thống kê được có 29 kỹ thuật dạy học tích cực, xem phụ lục đính kèm).
b. Hình thức tổ chức dạy học
-  Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: dạy học trực tuyến, trường học ảo;...  Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
-  Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học theo Công văn số 1290/BGDĐT-GDTrH ngày 29/3/2016  của Bộ GDĐT; Kế hoạch số 1262/KH-SGDĐT ngày 20/4/2016  của Sở GDĐT; Kế hoạch số 550/KH-PGDĐT ngày 26/8/2016  của Phòng GDĐT  Huyện Hòa Vang.
- Sử dụng phương tiện hiệu quả, công nghệ thông tin và truyền thông để  hỗ trợ việc đổi mới việc lựa chọn và thiết kế nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các nguồn học liệu đa dạng.
- Tiếp tục phối hợp với các đối tác thực hiện tốt các dự án khác như: Chương trình dạy học Intel; Dự án Đối thoại Châu Á - Kết nối lớp học; Chương trình giáo dục kỹ năng sống;…
c. Tổ chức dạy và học:
- Tin học cấp THCS là một trong ba môn học tự chọn ở cấp THCS (Ngoại ngữ 2, Tin học, Nghề phổ thông) dành cho các trường có điều kiện. Thời lượng dạy tin học tự chọn cho đến nay vẫn là 2 tiết/tuần trong cả cấp học.
- Nếu đã dạy môn Tin học tự chọn cho các lớp dưới trong năm học trước thì tiếp tục tổ chức dạy môn tin học tự chọn ở các lớp trên.
- Những nơi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên cần tổ chức dạy môn Tin học tự chọn khi học sinh có nguyện vọng.
- Các lớp đã học môn Tin học tự chọn cần phải có kế hoạch chuẩn bị đội ngũ giáo viên và số lượng máy tính đáp ứng đủ để tiếp tục học môn Tin học tự chọn. Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu dạy học.
d. Kiểm tra và đánh giá
- Số cột điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ tối thiểu của một học sinh cấp THCS thực hiện theo theo quy định của Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đảm bảo chất lượng bài kiểm tra, đánh giá được sự phát triển năng lực của từng học sinh.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
- Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chú ý đến  việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi một lựa chọn đúng như trước đây.
- Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Tăng cường xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ http://giaoducphothong.edu.vnhttp://truonghocketnoi.edu.vn). Tích cực tham gia Diễn đàn trên mạng về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Hình thức đề kiểm tra thường xuyên và định kì tuỳ tình hình thực tế ở mỗi địa phương, các trường có thể lựa chọn một trong các hình thức: tự luận; tự luận kết hợp trắc nghiêm; trắc nghiệm.
- Đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ phải dựa vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năngnội dung giảm tải đối với bộ môn Tin học cho từng cấp học, lớp học của Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành và phải theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
3. Sinh hoạt tổ chuyên môn
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH) theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT.
- Tiếp tục tổ chức phân nhóm lập ma trận đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ (có ma trận nhận thức) cho từng khối lớp để có thể dùng chung trong trường ngay từ đầu năm học (sau khi đã được sự đồng thuận của các thành viên trong tổ), nhằm tạo ra một chuẩn đánh giá tốt, công bình, phù hợp.
- Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng.
- Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng.
- Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng.
- Phát triển mỗi tổ chuyên môn theo tinh thần "Tổ chức biết học hỏi"; Thay đổi nhận thức của GV về SHCM.
- SHCM theo hướng tiếp cận mới cần được thực hiện theo chu trình 4 bước sau đây:
 

 
 
 
 
Tiến hành BHMH và dự giờ
Chuẩn bị BHMH
 
Áp dụng vào các BH hàng ngày
Thảo luận chia sẻ các suy ngẫm
    
4. Soạn bài:
- Thực hiện đúng quy định về soạn bài của giáo viên. Tất cả giáo viên phải soạn bài trước khi lên lớp. Thiết kế bài soạn tốt phục vụ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học. Trong phần thân của kế hoạch bài giảng cần trình bày rõ bản chất của 5 hoạt động sau:
a) Hoạt động khởi động: Mục đích tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b) Hoạt động hình thành kiến thức: Mục đích giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới.
c) Hoạt động luyện tập: Mục đích giúp HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng lĩnh hội được.
d) Hoạt động vận dụng: Mục đích giúp HS vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện và giải quyết tình hống/vấn đề trong cuộc sống và học tập.
e) Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục đích giúp học sinh không dừng lại với kiến thức đã học và hiểu mà còn mở rộng kiến thức ngoài lớp học; vấn đề nâng cao.
- Tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc soạn bài và giảng bài, các kỹ thuật dạy học tích cực, khuyến khích sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế môi trường dạy học, tạo điều kiện định hướng phát triển năng lực cho học sinh, góp phần cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đối với môn Toán. Trong dạy học đảm bảo phương thức tổ chức các hoạt động:
a) Hoạt động cá nhân: là hoạt động yêu cầu HS thực hiện một cách độc lập, nó diễn ra khá phổ biến, đặc biệt với các bài tập có yêu cầu khám phá, sáng tạo.
b) Hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm: Mục đích giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới.
c) Hoạt động luyện tập: là hoạt động nhằm phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.
d) Hoạt động chung cả lớp: là hoạt động phù hợp với số đông học sinh, nằm tăng cường tính cộng đồng.
e) Hoạt động cộng đồng: là hoạt động tương tác với môi trường học tập, thực tiển, xã hội.
6. Tài liệu dạy học
Tài liệu dạy học môn Tin học tự chọn cấp THCS do Bộ GDĐT ban hành đủ cả cấp học. Các trường liên hệ với các cơ sở phát hành để hướng dẫn việc mua sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Thi học sinh giỏi
- Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các trường THCS. Có kế hoạch bồi dưỡng và tham gia các kỳ thi học sinh giỏi môn Tin học, Tin học trẻ cấp huyện và thi cấp thành phố.
- Khuyến khích các học sinh tìm hiểu và xây dựng các phần mềm sáng tạo phù hợp với trình độ và lứa tuổi của các em.
- Ngôn ngữ lập trình Pascal là ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong kỳ thi  học sinh giỏi thành phố, quốc gia và kỳ thi Tin học trẻ đối với học sinh bậc trung học khuyến khích sử dụng trình biên dịch Free Pascal.
- Tiếp tục tổ chức thi chọn học sinh giỏi Tin học cấp thành phố lớp 9. Thi tin học trẻ cấp thành phố (tháng 4/2017). Thi tin học trẻ cấp huyện (tháng 3/2017).
8. Sinh hoạt cụm chuyên môn
Hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn toàn huyện và liên kết với các quận, huyện khác sẽ được thực hiện trong năm học 2016-2017. Đây là hoạt động chuyên môn  nhằm trao đổi những nội dung thiết thực trong giảng dạy cũng như áp dụng vào việc đổi mới kiểm tra và đánh giá; các chuyên đề về thi học sinh giỏi tin, tin học trẻ không chuyên, phần mềm sáng tạo, ứng dụng CNTT trong dạy và học; các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh…
Tháng 11/2016 (Tuần 4): Sinh hoạt tại trường THCS Nguyễn Phú Hường
(chung toàn thành phố).
Tháng 03/2017 (Tuần 2): Sinh hoạt tại trường THCS Nguyễn Viết Xuân.
9. Tham gia các cuộc thi
- Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở theo Công văn số 430/KH-PGDĐT ngày 09/09/2015 của Phòng GDĐT và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS theo Công văn số 536 /PGDĐT-THCS ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Phòng GDĐT.
- Tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng E-learning.
Trên đây là một số hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bộ môn Tin, Phòng GDĐT đề nghị các trường THCS nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện./.

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Thông tư"

Các văn bản cùng lĩnh vực

Các văn bản cùng cơ quan ban hành "Phòng GD"

Khi bạn nhận ra rằng mình muốn chia sẻ quãng đời còn lại với một ai đó, bạn sẽ mong điều đó sớm bắt đầu. - When you realize you want to spend the rest of your life with somebody, you want the rest of our life to start as soon as possible.
VĂN BẢN MỚI NHẤT

8261/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:186 | lượt tải:45

8059/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:159 | lượt tải:56

634/QĐ-SNV

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng II, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:270 | lượt tải:50

635/QĐ-SNV

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng I, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:296 | lượt tải:81

8442 QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trung học cơ sở hạng III, thuộc UBND huyện Hòa Vang

Lượt xem:314 | lượt tải:101
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm84
  • Hôm nay12,857
  • Tháng hiện tại690,932
  • Tổng lượt truy cập44,806,635
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây