Scroll To Top

"Đòn roi" hay "kẹo ngọt" đều có thể thành công, nếu...

Đăng lúc: Thứ năm - 04/04/2019 22:12 |  Học làm người | : Người đưa tin | Đã xem: 1443 |   0

"Đòn roi" hay "kẹo ngọt" đều có thể thành công, nếu...

Không chỉ là việc giáo dục ở nhà trường, mà ở gia đình cũng thế, đôi khi chúng ta cứ băn khoăn về cách giáo dục của mình. Nghiêm khắc hay chiều chuộng? Mức độ nghiêm khắc hay chiều chuộng ở giới hạn nào? Trao đổi sau đây của nhà giáo với các bạn sẽ cho chúng ta điều gì?

"Đòn roi" trong giáo dục?

Don roi trong giao duc
"Đòn roi" trong giáo dục?

Cho đến này, rất nhiều người ở tuổi trên 40 tại một thành phố trên Tây Nguyên, hẳn chưa quên một đám tang với hàng ngàn bạn trẻ cùng tham gia đưa tiễn vào năm 1995. Hình ảnh ấn tượng nhất của đám tang là hàng người đủ lứa tuổi dài cả cây số đứng dọc hai bên đường im lặng đưa tiễn người thầy thân yêu về cõi vĩnh hằng. Một người thầy “dữ có tiếng” của phố núi, học trò học thầy rất dễ bị ăn roi từ những lỗi nhỏ nhất, Giỏi cũng bị đòn để nhớ mà không lặp lại những lỗi vô duyên, kém thì bị đòn để chăm học hơn. Học thầy, học sinh đứa nào cũng sợ. Vậy mà khi thầy qua đời, bao nhiêu thế hệ học trò của thầy từ những lứa đầu tiên năm 1966, 1967 đến thế hệ cuối cùng thầy đang dạy dở dang cùng chen nhau đến viếng thầy, cùng sát bên nhau dọc đường để đưa tiễn thầy lần cuối với lòng biết ơn và tiếc thương. Phải chăng học sinh của thầy không biết đau khi bị thầy đánh nhưng tại sao vẫn yêu mến và tôn kính thầy?

Rồi cũng ở phố núi ấy, một thầy giáo không được đào tạo qua trường sư phạm, một thầy giáo chỉ dạy tại gia, một thầy giáo nổi tiếng với 3 cây roi : tầm trung, tầm xa, tầm vứa để phạt những đứa học sinh về tội lười biếng, viết chữ xấu, ăn nói không thưa gửi … vậy mà sao muốn xin cho con học ở lớp học thêm ấy vào tháng 6, phụ huynh phải nạp đơn đăng ký từ tháng 2 mà cũng chưa chắc có hy vọng con mình được vào lớp học thêm đó. Phải chăng phụ huynh học sinh không tiến bộ, không hiện đại không hiểu được phương pháp giáo dục không trừng phạt. Đơn giản, chỉ vì người thầy đó không chỉ dạy chữ mà còn dạy cho học sinh mình làm người, biết chia sẻ với các bạn nghèo trong cùng khóa học, dạy cho học sinh mình biết yêu thương bố mẹ, biết quý trọng những đồng tiền bố mẹ làm ra. Để rồi bất kỳ học sinh nào “tốt nghiệp” các lớp học thêm ấy mà chỉ bị lãnh dưới 10 roi là có thể tự hào rằng mình là đứa thành công trong lớp học ấy. Một thầy giáo rèn học sinh mình bằng roi như thế nhưng ngày tết năm nào, ngày 20/11 năm nào học sinh cũ mới cũng quây quần chật nhà thầy, báo cáo với thầy những thành tích học tập đã đạt được, thầy trò cũng ăn chung một bữa cơm trong tình thầy trò thân thiết. Trong số những học trò của thầy giáo đó có những em đã trở thành tiến sĩ giảng dạy các trường đại học ở nước ngoài nhưng về thăm thầy cũ vẫn một điều dạ hai điều thưa, vẫn luôn nói với thế hệ đàn em “nhờ thầy anh mới được như ngày hôm nay”. Nghịch lý ở chỗ, thây giáo đó vẫn thành công với phương pháp giáo dục mà nhiều người không đồng tình hôm nay.

"Kẹo ngọt" trong giáo dục?

Keo ngot trong giao duc
"Kẹo ngọt" trong giáo dục?

Nhưng ở phía ngược lại, cũng có những thầy giáo, chẳng những chẳng đánh học sinh bao giờ, lại còn dúi vài viên kẹo vào tay của học trò mình mỗi buổi sáng kèm theo lời thì thầm “học tốt nhé, đệ tử”. Lời thì thầm đó, những viên kẹo đó đã đồng hành cùng thầy trò suốt những năm học một thời phổ thông, là một nguồn lực thúc đẩy những đệ tử của “sư phụ” đó cố gắng học tốt hơn, ngoan hơn, chăm chỉ hơn để “sư phụ’ vui lòng, và để đơn giản là nhận được vài viên hẹo, vài viên ô mai xí muội từ tay thầy mỗi buổi sáng, dù khả năng kinh tế có thể mua được vài chục bịch như thế. Viên kẹo ngọt, viên ô mai, lời thì thầm từ người thầy cũng tác dụng không kém những đòn roi trong việc giáo dục các em thành người.

Lại có những người thầy đã biến nhà mình thành ngôi nhà mở, để bất kỳ học sinh nào lúc vui buồn cũng có thể đến nhà thầy đọc một quyển truyện nào đó, ăn một bát cơm cùng thầy, hoặc đơn giản hơn đến nhà thầy chỉ để ngồi học bài và khi nào bí điều gì thì có thể hỏi thầy ngay lập tức. Nhà thầy trở thành nhà bán trú …. miễn phí, thành hội quán của đám học trò phá như giắc. nhưng mỗi khi có chuyện xảy ra, thầy chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở đám học trò về những việc sai trái, chỉ bảo cách khắc phục. Vậy mà trò vẫn sợ thầy một phép, khi biết mình có lỗi với thầy, cả đám học trò đứng túm tụm ngoài cửa chẳng đứa nào dám bước chân vào gặp thầy vì xấu hổ. Đám học trò của người thầy đó ngày hôm nay nhiều đứa trưởng thành, là giám đốc doanh nghiệp, là giảng viên đại học, là quan chức, là bác sỹ , là nông dân v.v… nhưng vẫn hẹn nhau một ngày tề tựu bên thầy , kể cho thầy nghe những buồn vui trong cuộc sống, cùng góp sức với nhau giáo dục đám con của mình như cách ngày xưa thầy đã dạy.

"Roi vọt" hay "Kẹo ngọt" chỉ thành công khi xuất phát từ trái tim

Vậy đó, thật khó nói đòn roi hay kẹo ngọt là phương pháp giáo dục tốt nhất để tạo nên một con người hoàn chỉnh. Nhưng chắc chắn có một điều chung giữa những người thầy dù theo “trường phái giáo dục” nào, đã giúp họ tạo nên sự thành công trong giáo dục con người đó chình là TÌNH THƯƠNG YÊU THẬT LÒNG dành cho những đứa học sinh mà mình gắn bó. Ngày hôm nay, phải chăng trong một số bộ phận giáo viên đã không còn tình thương yêu thật lòng đó?! Thầy đánh trò chỉ để thỏa những bức xúc của bản thân, thầy chiều trò chỉ vì muốn được yên thân, khỏi va chạm. Hình như những giáo viên đó quên mất rằng “chỉ có điều gì xuất phát từ trái tim mới đi đến trái tim”.

Đòn roi hay kẹo ngọt điều đó sẽ không có ý nghĩa gì nếu nó không xuất phát từ trái tim mỗi người thầy cô giáo.

Chỉ có điều, trong cuộc sống vật lộn mỗi ngày với cơm áo gạo tiền trăm mối lo, có lúc nào những người làm thầy cô tự hỏi trái tim mình có còn đặt trong nghề đào tạo con người nữa hay không?!

Tác giả bài viết: PHÚ THI

 Bài viết thuộc chuyên mục: Học làm người

+ Thủ thuật soạn bài giảng E-learning: https://igiaoduc.blogspot.com
+ Diễn đàn hỗ trợ soạn bài giảng E-Learning: https://www.facebook.com/groups/baigiangelearning

 

Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Ta không được chọn nơi mình sinh ra. Nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống. Khuyết danh
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay9,480
  • Tháng hiện tại1,043,501
  • Tổng lượt truy cập51,674,295
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây