1. Thời gian mỗi slide thật chuẩn, không để thời gian chết, tức là thời gian bị thừa hoặc không có thông tin hình gì trên màn hình. Thí dụ cụ thể: Thời gian trang đầu chỉ nên khoảng 15-18 giây là đủ. Không nên quá 20 giây.
2. Không phải lúc nào cũng dùng video. Nhiều chỗ chỉ cần để ảnh (image) + thuyết minh là đủ. Ảnh to, rõ nét, độc giả dễ tập trung hơn là video.
Nên dùng ảnh tĩnh (không là video) cho cổng làng, mái đình, cảnh đền, ban thờ, ảnh tượng thờ, hoành phi… để người đọc có cơ hội ngắm kỹ.
3. Muốn nhấn mạnh điều gì đó, như tháng năm sự kiện, như tên sự kiện, thì nên bắn chữ lên hình ảnh hoặc video trong khi nghe thuyết minh.
4. Kích thước ảnh và video: Cố gắng căng hết cỡ màn hình. Đừng để bé, phí diện tích màn hình.
5. Không được đọc thuyết minh liền tù tỳ, không có chỗ nghỉ. Độc giá, người xem không còn kịp suy nghĩ, không kịp nhớ… Giọng đọc cần khoan thai, chậm rãi, vừa phải, không được nhanh quá.
6. Khi đứng thuyết minh dư địa chí, nên ra tại hiện trường để quay cảnh làm nền cho đẹp và đủ ánh sáng.
7. Dư địa chí: Toạ độ địa điểm nên cho bản đồ khái quát, cố gắng hiện rõ một số thành phố lớn, công trình lớn để người xem dễ nhận biết và ước lượng định vị địa điểm. Không cần thiết thuyết minh đông tây nam bắc giáp xã nào, huyện nào vì người đọc không có nhu cầu biết những thông tin đó. Đưa ra một bản đồ định vị khái quát là được.
8. Cũng đừng để ảnh hay video bị đen hai bên mép do kích thước khung hình không khớp với màn hình. Thí dụ mép đen hai bên:
Cũng nên lưu ý để khuôn hình sao chuẩn, trung thực, tránh tình trạng người bị kéo dài ra (gầy đi) hoặc co ngắn lại (lùn đi).
9. Dư địa chí: Khi thuyết minh hành lễ, lễ hội nên thuyết minh cho khớp với cảnh lễ. Không nên thuyết minh liền một mạch trong khi cảnh không khớp ý. Thí dụ: Thuyết minh và quay cảnh trình tự lễ hội thì tuần tự mà làm.
10. Không nên làm nhiều kỹ sảo chuyển cảnh màn hình, không nên bắn chữ tạch tạch tạch…. Không nên dùng mầu loè loẹt. Hãy đặt mình ở vị trí người học, học nhiều bài hàng ngày thì thấy những kỹ sảo này rất rức mắt.
11. Lưu ý mầu chữ và mầu nền để làm sao dễ đọc, có độ tương phản cao.
Ví dụ sau cho thấy mầu chữ và mầu nền là không tương phản, khó đọc.
12. Ghi âm thuyết minh: Có thể dùng điện thoại thông minh có chất lượng ghi âm tốt. Hoặc dùng mic và ampli ngoài.
13. Nhạc nền không nên to, nên để vừa đủ độ, không lấn át lời thuyết minh.
14. Bài trắc nghiệm nên để sau cùng để đỡ ngắt mạch xem của người học, người nghe xem. Lưu ý: Đây không hẳn là bài để cho học sinh học, mà còn để cho cả mọi người khác nghe xem.
15. Nếu được, nên có trang chốt ý, nhấn mạnh, tổng kết để chốt ý trọng tâm của chú đề. Luôn luôn đặt câu hỏi: Xem xong bài này, người học sẽ giữ lại được cái gì?
Với di tích là Đình, Đền, Miếu… nên tham khảo các nội dung:
1. Lịch sử hình thành (Xây dựng năm nào)
2. Nhân vật thờ tự, danh nhân
3. Đồ thờ và di vật, đại tự, bia đá….
4. Kiến trúc điêu khắc
5. Lễ hội
<<< Chia sẻ bài viết của thầy: Quach Tuấn Ngọc- Cục trưởng cục CNTT >>>
Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com
Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo và ra mắt các câu lạc bộ năm 2019
Chi đoàn trường THCS Trần Quang Khải phối hợp cùng đoàn xã Hoà Sơn tổ chức lễ...
@Thảo Lê mình chuyển qua hết bên này rồi nhé! có gì bạn xem...
cho e hỏi tên các cuốn sách mà cô lien đã chia sẻ ạ
Thầy Thành thiết kế cái ảnh đẹp quá. :) (y)