Scroll To Top

[Học Lập trình Android] Bài 1: Thiết lập môi trường lập trình và tạo ứng dụng đầu tiên

Đăng lúc: Thứ hai - 08/01/2018 13:33 |  Lập trình di động | : Phạm Văn Phương | Đã xem: 1693 |   0

[Học Lập trình Android] Bài 1: Thiết lập môi trường lập trình và tạo ứng dụng đầu tiên

Bài học đầu tiên này sẽ hướng dẫn các bước để bạn có thể cài đặt các công cụ cần thiết cho việc lập trình di động trên Android. Sau đó bạn sẽ được hướng dẫn từng bước chi tiết để tạo và chạy thử ứng dụng Android đơn giản đầu tiên, ứng dụng Hello world.

1. Thiết lập môi trường

 
Hai thành phần cơ bản nhất mà chúng ta cần phải có để lập trình Android là bộ JDK (Java Development Kit) và Android SDK (Software Development Kit). JDK dùng để tạo ra môi trường thực thi máy ảo cho hệ điều hành mà chúng ta đang sử dụng. Android SDK chứa các phiên bản Android, các hàm API cần thiết, source code minh họa cũng như các công cụ hỗ trợ lập trình khác. Mỗi khi Google ra phiên bản Android mới thì Android SDK cũng được cập nhật tương ứng. 
 

Cài đặt Java

 
Để cài đặt JDK, bạn cần truy cập vào trang Oracle JDK. Bạn nên tải và cài đặt phiên bản mới nhất để tăng tính ổn định và tận dụng nhiều tính năng hỗ trợ nhất. 
 
thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien1

 
Sau khi download, bạn lần lượt thực hiện từng bước theo hướng dẫn để cài đặt JDK
 
Java là ngôn ngữ phổ biến nhất để lập trình ứng dụng Android, nếu bạn chưa rành Java bạn nên cài công cụ hỗ trợ lập trình IDE Eclipse để học lập trình Java trước. Nếu muốn download Eclipse, bạn vào website http://www.eclipse.org/downloads/ rồi chọn download và thực hiện lần lượt các bước theo gợi ý.
 
thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien2

Bạn có thể lập trình Android trên Eclipse luôn nhưng hiện nay Google khuyến cáo  bạn nên sử dụng Android Studio là IDE để lập trình Android. Nếu lập trình Android trên Eclipse, bạn phải cài đặt Android SDK riêng thì với Android Studio, ở bước cuối cài đặt chương trình, Android Studio sẽ tự động cài giúp bạn Android SDK. 
 
Cài đặt Android Studio
 
Lưu ý do máy ảo của Android Studio yêu cầu ảo hóa nên cấu hình phần cứng tốt nhất là các dòng CPU Core I với RAM là 8GB vì chạy Android Studio và máy ảo tốn rất nhiều bộ nhớ.
Sau đó bạn truy cập vào trang web chính thức của Android Developer để tải bộ cài đặt của Android Studio 
 
thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien3

 
Sau khi bạn nhấn vào nút màu xanh Download Android Studio, bạn cần phải check để xác nhận mình đã đồng ý với các điều khoản bản quyền trước khi có thể download.
 
thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien4

 
Sau khi bạn download xong, bạn nhấn vào file .exe vừa download và kích hoạt để cài đặt. Lúc này bạn chỉ cần thực hiện lần lượt các bước theo hướng dẫn như chọn các thành phần cần cài đặt (bạn nên chọn hết nếu là cài đặt lần đầu), xác định đường dẫn cần thiết và các thông số khác. 
 
thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien5

Vậy là bạn đã xong các bước cài đặt môi trường và sẵn sàng để tạo ứng dụng Android đầu tiên rồi.
 
Để trở thành chuyên gia Lập trình Android, tham gia ngay khóa học của chúng tôi!

 

2. Tạo ứng dụng đầu tiên - ứng dụng Hello world

 
Android Studio có nhiều version và giao diện có hơi khác ở mỗi version, trong phần này sẽ minh họa các bước tạo ứng dụng Hello world trên Android Studio version 2.2.
thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien6

1. Bước 1: tạo mới Project

 

Bước 1.1: Bạn chọn Start a new Android Studio project

 

thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien7


Trong Android Studio, project giúp bạn định nghĩa không gian làm việc của ứng dụng, bao gồm mã nguồn, các tài nguyên và các thông số cấu hình dùng để kiểm thử và build ứng dụng. Ờ bước cơ bản, bạn chưa cần biết nhiều mà chỉ cần cập nhật những thông tin tối thiểu cần thiết của ứng dụng.
 

Bước 1.2: Đặt tên cho project

 

1Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien
 
  • Application name: Tên của ứng dụng, bạn lưu ý phải viết HOA chữ cái đầu tiên của tên ứng dụng. Mặc định tên của ứng dụng cũng sẽ là tên Project. 
  • Company Domain: Tên domain của công ty. Dựa trên Application name và Company name, hệ thống sẽ tạo ra package name và thông tin này được sử dụng để đưa ứng dụng lên Google Play. Bạn có thể giữ nguyên các thông tin này mặc định như gợi ý của hệ thống
  • Project location: đường dẫn trên máy dùng để lưu trữ ứng dụng.

Bước 1.3: chọn nền tảng để phát triển ứng dụng 

 

2Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien
 
  • Phone and Tablet: Bạn chọn mục này để xác định mình đang phát triển ứng dụng trên điện thoại và máy tính bảng. Sau đó bạn chọn Minimum SDK, là phiên bản API thấp nhất mà ứng dụng có thể cài đặt.
Bạn lưu ý:
Không nên chọn API quá mới vì sẽ giới hạn số lượng máy có thể chạy được ứng dụng của mình. Ví dụ như nếu bạn chọn Minimum SDK là API 23, thì những máy có API <23 sẽ không thể chạy được.
- Không nên chọn API thấp quá vì sẽ thiếu thư viện hỗ trợ những API cao hơn. Ví dụ như nếu bạn chọn Minimum SDK là 15 thì các máy có API >15 đều có thể chạy được, nhưng bạn không khai thác được các thư viện hỗ trợ mà chỉ trong API >15 mới có.
- Do đó, thì tốt nhất là bạn nên chọn Minimum SDK theo API phổ biến, tức là có tỷ lệ % phù hợp mà Google khuyến cáo bên dưới. Nếu muốn biết thêm về các phiên bản API và tỉ lệ % phủ tương ứng, bạn có thể click vào “Help me choose” .
 
3Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

Bước 1.4: Tạo mới và đưa Activity vào ứng dụng

 

Mỗi Activity là một màn hình giao diện người dùng, nơi người dùng tương tác, thực hiện một số thao tác tương ứng với chức năng của ứng dụng. Một ứng dụng có thể có nhiều Activity và sẽ có Activity hiển thị đầu tiên khi ứng dụng khởi động. Tương tự như khi bạn lập trình Winform thì cũng có nhiều màn hình và sẽ có màn hình khởi động đầu tiên. Ở đây do chúng ta viết một ứng dụng đơn giản nên chúng ta chọn Empty Activity.
 
4Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

Bước 1.5: đặt tên cho Activity Name và Layout Name.  

 

5Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
Do ứng dụng chúng ta chỉ có một Activity, trên  đó sẽ hiện dòng chữ “Hello world” nên bạn có thể để mặc định các thông số như gợi ý. Trong Android, tương ứng với mỗi Activity khi tạo ra sẽ có một tập tin lưu source code (.java) và một tập tin là mô tả giao diện của Activity (.xml). Trong trường hợp này, Activity của chúng ta là MainActivity nên hai tập tin đó là MainActivity.java và view layout sẽ có tên là activity_main.xml
Bạn nhấn nút Finish để hoàn tất các bước tạo ứng dụng đầu tiên. 
Lúc này giao diện của Android Studio sẽ hiện ra như sau
 
6Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
Vùng 1: Thanh công cụ giúp bạn thao tác nhanh các chức năng thường dùng khi lập trình trong Android Studio. Trong đó, quan trọng là chức năng Run   , Debug ứng dụng   và quản lý máy ảo  
Vùng 2: Cấu trúc hệ thống tài nguyên của ứng dụng
  • Thư mục manifests: chứa thông tin cấu hình của ứng dụng
AndroidManifest.xml: tập tin XML chứa tất cả các thông tin cấu hình dùng để build ứng dụng và các thành phần của ứng dụng (activity, service,…). Mỗi ứng dụng đều có một tập tin AndroidManifest.xml. Trong ứng dụng, Activity nào muốn sử dụng đều bắt buộc phải có khai báo AndroidManifest.xml
 
9Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

Tập tin AndroidManifest.xml của ứng dụng mới tạo – Hello world
 
  • Thư mục java: chứa tất cả các file mã nguồn .java của ứng dụng
Lúc này do ứng dụng của chúng ta chỉ có một màn hình màn hình MainActivity nên các bạn chỉ thấy MainActivity.java. Tương ứng với mỗi Activity thì file mã nguồn sẽ chứa các xử lý trên Activity đó. Activity nào được khởi chạy đầu tiên khi ứng dụng hoạt động sẽ được khai báo đầu tiên trong tập tin AndroidManifest.xml. 
  • Thư mục res: chứa các tài nguyên của ứng dụng, bao gồm các tập tin hình ảnh, các thiết kế giao diện, thực đơn,… của ứng dụng.
10Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien(1)

Vùng 3: Danh sách các control mà Android Studio hỗ trợ, bạn có thể tạo giao diện bằng cách kéo thả trực tiếp các control này vào vùng giao diện (Vùng 5) và Android Studio sẽ phát sinh ra mã lệnh XML cho bạn.
Vùng 4: hiển thị giao diện theo cấu trúc cây giúp bạn dễ dàng quan sát và lựa chọn control. 
Vùng 5: vùng giao diện của thiết bị cho phép kéo thả các control. Chúng ta có thể chọn cách hiển thị theo chiều nằm ngang, nằm đứng, phóng to, thu nhỏ, lựa chọn các loại thiết bị hiển thị…
Vùng 6: Cửa sổ thuộc tính của control đang chọn, cho phép bạn thiết lập các thuộc tính cần thiết.
Mặc định bạn sẽ kéo thả các control vào vùng giao diện (Design), nhưng nếu muốn, bạn có thể chuyển sang Text để thiết kế giao diện bằng cách viết các thẻ XML tương ứng.
 
11Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
12Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
 

2. Bước 2: tạo máy ảo

 

Quá trình tạo máy ảo tương đối mất thời gian nên để tiết kiệm thời gian bạn nên làm trước, rồi trong thời gian chờ máy ảo khởi động bạn sẽ viết code cho ứng dụng để đến lúc viết xong có thể build ứng dụng ngay. 

Có 2 cách để tạo máy ảo

Cách 1: chọn biểu tượng AVD Manager trên thanh Toolbar

 

Cách 2: chọn tab Tools -> Android -> AVD Manager

 

14Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
• Bước 2.1: chọn Create Virtual Device
 
15Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
• Bước 2.2: chọn máy ảo muốn tạo. Ta có thể chỉnh sửa lại thông số máy ảo bằng cách click vào Clone Device
 
16Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
• Bước 2.3: chọn hệ điều hành Android cho máy ảo. Trong bộ Android SDK đã download hệ điều hành có những API nào thì bạn sẽ thấy có tất cả ở đây
 
17Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
• Bước 2.4: click vào Finish để hoàn thành quá trình tạo máy ảo
 
18Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
• Bước 2.5: click vào biểu tượng   để chạy máy ảo
 
19Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
• Bước 2.6: máy ảo Android đã khởi động xong
 
20Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

3. Bước 3: build và thực thi ứng dụng 

 
Bạn có thể build ứng dụng bằng cách click vào biểu tượng  
 

Lúc này chúng ta sẽ có kết quả như sau: 
 
22Thiet lap moi truong va tao ung dung dau tien

 
 
Vậy bạn đã biết tạo cài đặt Java, Android Studio và tạo Project đầu tiên. Bạn cũng hiểu được cấu trúc thành phần của ứng dụng Android, biết cách cài đặt và sử dụng Máy Ảo, cuối cùng bạn đã kích hoạt và chạy được ứng dụng Android đơn giản.
 
Hy vọng với những bài chia sẻ này, bạn sẽ tự mình từng bước tự làm được ứng dụng Android theo ý mình. 
 
Chúc bạn thành công! 
 
Trung Tâm Tin Học Đại học Khoa Học Tự Nhiên
 Bài viết thuộc chuyên mục: Lập trình di động

+ Thủ thuật soạn bài giảng E-learning: https://igiaoduc.blogspot.com
+ Diễn đàn hỗ trợ soạn bài giảng E-Learning: https://www.facebook.com/groups/baigiangelearning

 

Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên. Khuyết danh

kenhbgyoutube

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập335
  • Hôm nay43,556
  • Tháng hiện tại591,280
  • Tổng lượt truy cập52,397,051
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây