Scroll To Top

PHÂN BIỆT BẠC HÀ VÀ RAU HÚNG

Đăng lúc: Chủ nhật - 02/06/2019 12:06 |  Bài thuốc dân gian | : Người đưa tin | Đã xem: 3579 |   0
Từ ngày bắt đầu trở thành người làm vườn, sáng sáng chiều chiều tối tối chăm cây rùi bán Bạc Hà, có rất nhiều bạn hỏi mình “Bạc Hà có phải là Rau Húng không?”. Nhiều khi mình mang cây lên công ty nói với mọi người “Đây là Bạc Hà”, mọi người chỉ nhìn rùi nguýt miệng “Trời, đây là húng lủi, bán đầy ngoài chợ, mua chi 3 cái cây rau tới 40k vậy?. Haizz, buồn lòng, mà không biết giải thích sao cho mọi người hiểu. Ở nước ngoài, bạc hà (Mint) được sử dụng rất nhiều trong khi ở Việt Nam mình chủ yếu là húng lủi. Trước khi post bài này mình cũng đã tìm hiểu rất nhiều trên internet, nhưng khi search thông tin bạc hà thì đa số chỉ ra húng lủi nên mình quyết định tập hợp lại các thông tin cũng với công dụng của từng loại để các bạn dễ phân biệt nha.

CÁC LOẠI RAU HÚNG

1. RAU HÚNG TÂY

Húng quế Tây hay quế châu Âu (sweet basil) rất thơm, mùi hăng đậm, ngọt và mát. Thực ra basil là húng quế nhưng Việt Nam gọi để phân biệt với húng quế của mình. Cái tên basil lấy từ tiếng Hy Lạp basilikohn, có nghĩa “đế vương,” do người Hy Lạp xưa rất quý basil vì họ dùng nó làm nên nhiều loại thuốc. Quế Tây thường có lá trơn, hình tròn bầu dục, vị không the bằng nhưng rất dậy hương và thường được dùng ăn sống hoặc gia vào làm gia vị cho các món mì Ý (pasta), salad, thịt nướng, pizza. Quế Tây đặc biệt thích hợp làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát.

2. RAU HÚNG QUẾ

Húng quế còn gọi là húng giổi hay é tía, có tên khoa học Ocimum basilicum L, thuộc chi Ocimum.

Đây là loài cây thân thảo, cao 50–60cm, là cây gia vị có mùi thơm đặc biệt. Lá húng đơn, mọc đối, màu lục, hơi khía răng ở mép. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.

Lá húng quế có vị cay, tính nóng, mùi thơm dịu, có tác dụng kích thích sự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, lương huyết, giảm đau nên được sử dụng làm gia vị. Hoa có tính chất lợi tiểu, bổ thần kinh. Quả có vị ngọt và cay, tính mát; kích thích thị lực.

Ngoài ra, cành và lá húng quế còn được dùng trị: sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hoá, viêm ruột, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều…

Húng quế có mùi thơm đặc trưng giúp tăng hương vị nên được dùng ăn với các món nước như phở, hủ tiếu, bún riêu hoặc các món cuốn như bánh xèo, gỏi cuốn..

3. HÚNG CHANH

Húng chanh là một trong những loại rau thơm quý ở nước ta. Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.

Đây cũng là vị thuốc thông dụng chữa ho và viêm họng, được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu. Theo từ điển Cây thuốc và động vật làm thuốc (nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật), húng chanh chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.

Trong Đông y, húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt…

4. HÚNG LỦI

Rau húng lủi thuộc cây thảo, được gọi với nhiều cái tên khác nhau, tùy theo địa phương, đây là loại cây có nguồn gốc từ hoang dã, mùi thơm đặc trưng thường được dùng làm rau sạch, chế biến với nhiều món ăn, ngoài ra cây còn được sử dụng để chế biến thành nhiều loại thảo dược chữa bệnh, xua đuổi muỗi.

* Nguồn gốc:

Tên cây: Cây rau húng lủi

Tên gọi khác: Cây húng lủi, cây húng lũi, cây húng nhủi, cây húng dũi, cây húng láng, một số nơi còn gọi ngắn gọi là rau húng, húng bạc hà

Tên khoa học: Mentha aquatica

Họ thực vật: Họ Hoa môi

Cây có nguồn gốc hoang dã, phân bố chủ yếu ở một số nơi tại châu Âu, châu Phi, châu Á.

* Đặc điểm hình thái:

  • Cây húng lủi thuộc loại cây thảo, cây có nguồn gốc hoang dã nên có sức sống khỏe, phát triển nhanh.
  • Cây có thân rễ mọc bò thành chùm dưới đất.
  • Lá cây húng lủi nhỏ, thuôn dài, mép lá khía răng cưa.
  • Cây húng lủi có mùi thơm rất đặc trưng, dễ nhận biết thường được dùng làm gia vị, ăn sống.

* Công dụng:

  • Trồng làm rau sạch: Húng lủi là rau không thể thiếu trong các bữa ăn, cây được dùng để làm gia vị ăn sống, được chế biến kèm với nhiều món tạo hương vị đặc biệt. Đây là một là rau ngon, lại có sức sống tốt, phát triển nhanh nên hiện tại cây được trồng tại nhiều gia đình bằng hình thức trồng húng lủi trong chậu, trong thùng sốp hoặc chai nhựa.
  • Ngoài ra cây còn được nhiều người sử dụng như một loại thảo dược, phòng chống nhiều loại bệnh, trong cây húng lủi còn có một số chất giúp vệ sinh răng miệng, giữ hơi thở thơm tho.
  • Một chậu cây húng lủi còn là giải pháp tiệc vời giúp xua đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của bạn.

BẠC HÀ

Bạc hà là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Câu cao 60–80 cm, mọc đứng hoặc hơi bò, phân nhánh. Thân hình vuông, màu xanh hoặc tím nhạt, có nhiều lông ngắn. Toàn cây có mùi thơm vì có vị cay, mát, chứa tinh dầu Menthol.

Lá hình trứng hoặc thon dài, phiến lá dài 3–5 cm, rộng 2–3 cm, có cuống dài 0,5–1,0 cm, mép lá có răng cưa. Mặt trên và mặt dưới lá có nhiều lông tơ nhỏ. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và mùi thơm nóng.

Hoa mọc từ nách lá, màu trắng, tím hoặc hồng nhạt, cánh hoa hình môi. Cây bạc hà ít có quả và hạt.

Đây là hoa của 2 cây Bạc Hà vườn nhà mình

Bạc Hà Pháp

Catmint

Cây Bạc Hà không phải là rau Bạc Hà ngoài chợ, hiện tại theo mình biết chỉ 1 số người phân biệt được 2 loại này, 1 số quán cafe, detox vẫn sử dụng húng lủi thay vì Bạc Hà. Hơn nữa, về hương vị, vị của húng lủi “hiền” hơn nhiều so với Bạc Hà. Khi bạn sờ tay vào lá Bạc Hà & ngửi, sẽ cảm nhận rõ ràng mùi Bạc Hà mà mình hay ăn Sing Gum, đặc biệt khi dùng lá Bạc Hà để xông, sẽ thơm mát toàn cổ họng với vị the cay mát lạnh.

Một số hình ảnh về cây Bạc Hà mà vườn mình đang có để các bạn dễ nhận biết hơn:

Bạc Hà Pháp: thơm nồng, tinh dầu nhiều nhất

Chocolate Mint: Thơm mùi Sing Gum Double Mint

Catmint: Mùi thơm rất lạ giống mùi thuốc bắc. Có hoa tím. Giống như Catnip, catmint cũng thu hút các bé mèo.

PepperMint:

Bạc Hà có rất nhiều công dụng: làm detox, làm mojito, pha trà, làm bánh, làm gia vị, chữa đau dạ dày, tiêu hoá, chữa ho, đuổi côn trùng, & còn làm đẹp & giảm cân nữa.

 Bài viết thuộc chuyên mục: Bài thuốc dân gian

+ Thủ thuật soạn bài giảng E-learning: https://igiaoduc.blogspot.com
+ Diễn đàn hỗ trợ soạn bài giảng E-Learning: https://www.facebook.com/groups/baigiangelearning

 

Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên. Khuyết danh
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay9,192
  • Tháng hiện tại687,267
  • Tổng lượt truy cập44,802,970
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây