Mới đây, thông tin trên mạng xã hội cho rằng uống hai lít nước mỗi ngày là cực kỳ sai lầm và nguy hiểm mà thay vì uống 2 lít nước mỗi ngày mọi người chỉ cần uống nước vào 5 thời điểm cụ thể.
Uống nước nên quan sát màu sắc nước tiểu nếu nước tiểu màu vàng đậm uống thêm 250 ml, uống nước ấm vào buổi sáng, uống cốc nước trước 30 phút bữa ăn để giảm béo, uống nước trước và sau khi tắm, uống 1 cốc nước cuối cùng sau ngày trước khi đi ngủ. Chỉ uống đủ nước đủ cho cơ thể và không uống nhiều vì nước uống nhiều gây ẩm ướt cho cơ thể quá cũng không tốt.
Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần tốt nghiệp chuyên ngành Y sinh học – trường Đại học Grand Valley State University, Mỹ cho biết thông tin sai lầm khi uống hai lít nước mỗi ngày không đúng có thể khiến người khác làm theo và gây hại cho da và thận.
Bác sĩ Huynh Wynn Trần cho biết nước cực kỳ quan trọng cho sự sống và cơ thể, chiếm 60% trọng lượng cơ thể. Chúng ta có thể nhịn ăn 1 tháng (sẽ chết nếu nhịn ăn 8-12 tuần) nhưng chúng ta sẽ chết nếu nhịn khát vài ngày.
Đối với cơ thể, nước có vai trò rất quan trọng như lọc sạch cơ thể thông qua đường tiểu, đổ mồ hôi, và đại tiện, giữ ẩm và thân nhiệt cơ thể .Nước còn giúp cân bằng các chất điện phân, giữ các khớp trơn tru, giữ làn da căng và khỏe mạnh, bảo vệ não và các cơ quan nhạy cảm.
Nếu không uống nước đầy đủ thì nguy cơ bị hư thận (cấp tính và mãn tính, Acute/Chronic Kidney Injuries), da khô ráp, mất ngủ và trầm cảm.Thiếu nước cũng dễ gây ra bệnh khớp, bệnh về chất điện giải.
Uống bao nhiêu nước thì đủ đây là một câu hỏi mà nhiều người tự hỏi. Còn bác sĩ Wynn cho rằng việc uống nước bao nhiêu là đủ do cơ thể mỗi người mỗi khác, mỗi người có sức khỏe khác nhau, công việc khác nhau, môi trường sống khác nhau nên sẽ không có một con số chung cần uống bao lít nước.
Ví dụ như một người đàn ông tại Việt Nam, sống tại miền nhiệt đới, làm việc đồng áng sẽ cần nhiều hơn 2 lít nước cho mỗi ngày trong khi một cô gái làm thư ký văn phòng sống vùng lạnh giá mùa đông Michigan sẽ cần ít hơn 2 lít nước.
Cơ thể chúng ta là một chiếc máy kỳ diệu, sẽ báo hiệu cho chúng ta khi nào chúng ta cần phải uống nước thông qua cảm giác khát nước. NASEM, trong bảo khuyến cáo mới nhất (2004) chỉ ra một người khỏe mạnh sẽ có đủ nước nếu chúng ta chịu uống nước theo phản xạ của cơ thể (uống khi cảm thấy khát nước).
Khi chúng ta thiếu nước, những cảm biến khắp nơi trong cơ thể sẽ báo hiệu chúng ta nên uống nước, đồng thời dùng các biện pháp khác để giữ lại nước trong cơ thể. Càng lớn tuổi, độ nhạy ngày càng yếu đi, đôi khi, cơ thể chúng ta đang khát và cần nước mà chúng ta không cảm giác khát nước. Lúc ấy, bác sĩ có thể nhìn vào làn da, nước tiểu, xét nghiệm máu, cũng là một cách để kiểm tra có thiếu nước hay không.
Bất cứ ai cũng không quên uống nước khi cơ thể báo hiệu dấu hiệu khát nước đặc biệt nếu để tình trạng thiếu nước quen, về lâu dài, thiếu nước kinh niên khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, và các bệnh nêu trên.
Tuy nhiên, uống nhiều nước cũng không tốt. Khi cơ thể có quá nhiều nước, nồng độ muối (Sodium) trong cơ thể loãng đi, khiến chúng ta bị tụt muối (Hyponatremia) hay tụt Kali (Hypokelamia). Nguy hiểm hơn, nếu chúng ta bị yếu tim (heart failure), uống nhiều nước khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dễ đến suy tim cấp (Congestive heart failure). Tụt muối quá nhiều có thể dẫn đến té xỉu hay tử vong.
Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com
Những tin cũ hơn
Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo và ra mắt các câu lạc bộ năm 2019
Chi đoàn trường THCS Trần Quang Khải phối hợp cùng đoàn xã Hoà Sơn tổ chức lễ...
Chường trình văn nghệ "Xuân Yêu Thương" đêm 16/2/2019
@Thảo Lê mình chuyển qua hết bên này rồi nhé! có gì bạn xem...
cho e hỏi tên các cuốn sách mà cô lien đã chia sẻ ạ
Thầy Thành thiết kế cái ảnh đẹp quá. :) (y)