Scroll To Top

Tía tô và bài thuốc cứu người khỏi tử thần mà ai cũng nên biết

Đăng lúc: Thứ hai - 11/07/2016 09:02 |  Bài thuốc dân gian | : Nguyễn Tiến Thành | Đã xem: 1544 |   0

Tía tô và bài thuốc cứu người khỏi tử thần mà ai cũng nên biết

Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc “trứ danh” trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện
Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc “trứ danh” trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện.

1. Mô tả:

Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, còn có tên gọi khác là tử tô, tử tô ngạnh… là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi, giống như húng.

Tía tô là loại cây thảo, cao 0.5 – 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi 2 mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.

Hoa tía tô nhỏ mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.

Quả tía tô là dạng quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.

56e6350c46cae 1457927436

 

2. Dược tính:

Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm.

Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa. Lá non được sử dụng làm gia vị, thái sợi nhỏ cho vào cháo nấu với thịt nạc băm nhỏ làm thuốc giải cảm, bí mồ hôi.

Cành tía tô có tác dụng an thai.

Quả tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Trường hợp không có sẵn các bộ phận thì có thể dùng thay thế cho nhau cũng được.

3. Từ vị thuốc giải độc do Hoa Đà phát hiện

Có lẽ, cũng không ít người biết về câu chuyện truyền thuyết “Hoa Đà và con rái cá”. Dựa vào câu chuyện này, có thể coi Hoa Đà là người đầu tiên phát hiện ra công dụng kỳ diệu của loại cây này.

Tương truyền trong một lần đi lấy thuốc và ngồi nghỉ bên bờ sông tại một địa phương ở Giang Nam, Hoa Đà nhìn thấy 1 con rái cá đang ăn ngấu nghiến 1 con cua. Lát sau, con rái cá đó ngã xuống, quằn quại đau đớn trên mặt đất.

Tận mắt nhìn thấy con rái cá bị trúng độc, Hoa Đà theo dõi để xem nó có tìm được cách gì để tự giải cứu hay không? Một lát sau, ông thấy con rái cá bò lê đến 1 bụi cây màu tím và ăn lá của cây này, sau đó nó nằm nghỉ 1 lát rồi đứng dậy đi, khỏe mạnh như thường.

xxxxx

 

Thấy vậy, Hoa Đà bèo hái một bó cành lá cây đó đem về tìm hiểu. Ông mày mò nghiên cứu và thấy rằng lá có vị cay, tính ôn do giải được chất độc của cua là thứ sống ở dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn.
– Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh: Lấy 1 nắm lá tía tô giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp hoặc chà xát lên nơi bị dị ứng. Lưu ý cần tránh gió và không được dầm nước.Từ đó về sau, Hoa Đà thường dùng lá cây này để giải độc cho những bệnh nhân bị trúng độc, đau bụng do ăn cua bằng cách lấy nước sắc cho bệnh nhân uống. Kết quả nhận được đều rất linh nghiệm. Ông đặt cho cây tên là Tử thư, dần dần tên chuyển thành Tử tô.

Sau này, người ta vẫn dùng tía tô để giải độc cua cá và chữa chứng dị ứng do ăn hải sản. Cách chữa như sau:

– Giải độc do ăn cua cá: Giã nát tía tô vắt lấy nước uống hoặc sắc 10g lá kho lấy nước uống lúc nóng.

Hoặc dùng bài thuốc tử tô giải độc thang gồm: Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.

Thường khi ăn ốc, cua hoặc gỏi cá, người ta thường ăn kèm rau sống có lá tía tô để phòng tránh ngộ độc.

4. Đến vị thuốc cấp cứu người cảm mạo “thần diệu” của dân gian

Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm này không thể biết trước mà phòng tránh.

Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu không được sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng lâu dài.

Nhân dân ta có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để chứng cảm này. Trong bài thuốc này có lấy tía tô làm chủ vị.

Bài thuốc như sau: tía tô, cúc tần, lá bưởi, lá tre gai, cây sả, kinh giới, ngải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông.

Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.

PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.

Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt.

Cháo hành – tía tô cũng là món ăn – vị thuốc dân gian dùng để giải cảm cho những người bị cảm nhẹ.

Theo Soha

Nguồn tin: blog.muabannhanh.com

 Bài viết thuộc chuyên mục: Bài thuốc dân gian

+ Thủ thuật soạn bài giảng E-learning: https://igiaoduc.blogspot.com
+ Diễn đàn hỗ trợ soạn bài giảng E-Learning: https://www.facebook.com/groups/baigiangelearning

 

Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường. Khuyết danH
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Hôm nay13,611
  • Tháng hiện tại1,047,632
  • Tổng lượt truy cập51,678,426
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây