Scroll To Top

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tạo tính cạnh tranh để thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp xây dựng đất nước

Đăng lúc: Thứ ba - 16/08/2016 00:06 |  Tin giáo dục | : Phạm Văn Phương | Đã xem: 1596 |   0

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tạo tính cạnh tranh để thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp xây dựng đất nước

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tham gia bàn tròn trực tuyến với các tri thức, nhà khoa học về cơ chế nào để thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp xây dựng đất nước

Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài trở về đóng góp xây dựng đất nước” được Vietnamnet tổ chức trong tuần qua. Khách mời tham gia chương trình gồm có: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  Phùng Xuân Nhạ, Ông Ngô Bảo Châu, GS Toán Trường ĐH Chicago (Mỹ); Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Việt Nam). Ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên tổng biên tập báo VietNamNet, hiện là Tổng biên tập Tạp chí và Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu Đại học Califfornia Los Angeles ( UCLA). Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

bộ trưởng phùng xuân nhạ phát biểu tại buổi làm việc với báo vietnamnet (1)
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến 

Lựa chọn về nước là sự dũng cảm, nhưng đầy cam go

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, nhu cầu thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về phục vụ đất nước, trong đó có ngành giáo dục đào tạo thì đó cũng là nhu cầu tự thân của ngành. Tuy nhiên, sau một thời gian dài việc này cũng nổi lên nhiều khó khăn.

Điều này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hết sức quan tâm. Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đây là nhiệm vụ tự thân và đã được Thủ tướng giao nhiệm vụ.

“Chủ trương này không phải là mới, cũng không phải ít người quan tâm mà rất nhiều người, trong đó có những người Việt Nam ở nước ngoài, có cả các nhà khoa học. Nhiều người mong muốn về quê hương đóng góp, thậm chí có những người không mong muốn chế độ đãi ngộ gì ghê gớm, mà chỉ mong trí tuệ của họ được sử dụng có hiệu quả, được làm đúng việc với khả năng, giúp ích cho đất nước.

Nhiều năm qua Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ ngành đã tổ chức nhiều hội nghị, nhưng kết quả chưa được như mong muốn” Bộ trưởng đặt vấn đề.

Cũng trong buổi trao đổi với các trí thức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tới cách làm để làm sao những chính sách có tính chất vĩ mô, quan trọng đi vào thực tiễn.

Qua trao đổi, lắng nghe các ý kiến từ nhà khoa học của Việt Nam ở nước ngoài, các ý kiến nhà khoa học trong nước, các nhà quản lí…, Bộ sẽ tổng hợp, chọn lựa mô hình chính sách, cơ chế thiết thực nhất, trước mắt cho các nhà khoa học mong muốn về nước cống hiến.

Câu chuyện nhiều người Việt được học ở nước ngoài và họ lựa chọn ở lại làm việc hơn là về nước, chúng ta đã bàn nhiều. Dưới góc nhìn của GS. Ngô Bảo Châu, câu hỏi này thực ra đã là câu trả lời, mọi người ai cũng biết lí do vì sao!

Đó là điều kiện thu nhập, đặc biệt là điều kiện phát triển con người. Một tiến sĩ mới ra trường còn trẻ, họ chưa có kinh nghiệm, họ cần thời gian để trau dồi tiềm năng để trở thành tài năng. Với họ, việc quay trở về Việt Nam là một điều khó khăn và được xem là quyết định có tính chất cam go.

“Môi trường lao động trong nước có tính đóng, một sinh viên xuất sắc sẽ được giữ lại làm giảng viên, rồi tiến sĩ, giáo sư. Hầu như không khi nào phải chuyển trường công tác, trừ vi phạm. Nhưng ở một xã hội này, việc chuyển việc là điều hết sức bình thường, nhận thấy tài năng áp dụng vào một chỗ khác, có điều kiện tốt hơn thì chuyển. Nhưng điều này không tồn tại ở môi trường đại học Việt Nam.

Nếu chúng ta chỉ tính tới chuyện thu nhập, tiền lương trả bao nhiêu thì mãi mãi không bao giờ giải quyết được câu chuyện này” GS. Châu nhấn mạnh.

Ông Hoàng Minh Sơn trao đổi lại ý kiến của GS. Ngô Bảo Châu, theo lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội, không như trước kia, hiện nay việc trao đổi giảng viên giữa các trường đại học đã diễn ra năng động hơn.

“Trước kia khó chọn được sinh viên tốt nghiệp đi làm ở nơi khác về trường. Hiện nay những trường top đầu cũng đã sẵn sàng đón nhận, cũng như có những vị trí việc làm dành cho những người ở trường khác, thậm chí ở nước ngoài về trường làm việc.

Nhiệm vụ chiến lược của nhà trường là thu hút nhân tài, hội nhập quốc tế” ông Sơn cho biết.

Ông Nguyễn Anh Tuấn thêm lời, với môi trường nước ngoài người làm việc sẽ có thêm nhiều cơ hội thì tương lai mới sáng lên được. Ông Tuấn hy vọng, với sự đổi mới của đất nước, với sự hội nhập sâu rộng và thời đại công nghệ như hiện nay thì đất nước sẽ có những cơ chế để thu hút được người tài.

Nhận định về những ý kiến trên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, gốc của vấn đề đó là tính cạnh tranh, và đi từ cơ chế, suy nghĩ của người đứng đầu. Chừng nào hiệu trưởng hoặc giám đốc học viện chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước xã hội, trước “đơn đặt hàng” của Chính phủ thì chừng đó mới có cách xử lí.

“Tính cạnh tranh buộc người đứng đầu phải suy nghĩ về nhân tài. Vì vậy, tới đây Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện mạnh tự chủ đại học. Đây không phải là việc tự nguyện, mà là bắt buộc. Chỉ có tự chủ đại học thì người đứng đầu đại học mới có trách nhiệm giải trình trước xã hội, trước phụ huynh học sinh. Đồng thời có môi trường tốt thì sẽ thu hút được người tài” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ rõ việc phải làm trong thời gian tới.

Thu hút không chỉ là tiền lương bao nhiêu…!

bộ trưởng phùng xuân nhạ ( phải)
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về nước cống hiến không chỉ với đối tượng là tiến sĩ mới ra trường, mà ngành giáo dục rất muốn các nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài. Đây là tầng lớp trí thức có nhiều kinh nghiệm, đằng sau họ có thêm nhiều mạng lưới các nhà khoa học nước ngoài.

“Đặt vấn đề thu hút người tài bằng lương là rất khó khăn, nếu không muốn nói là thất bại. Ta nên tiếp cận vào điều kiện làm việc, môi trường làm việc” Bộ trưởng khẳng định.

GS. Ngô Bảo Châu cũng đặt vấn đề về thực trạng ở Việt Nam đang thiếu người để có thể có thời gian làm việc với những nhà khoa học hàng đầu thế giới khi họ đến Việt Nam. Đồng quan điểm với GS. Châu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, nếu một chương trình dù có hiện đại hay chính sách của một đơn vị rất tốt, nhưng năng lực nội sinh (nhà khoa học trong nước) không đủ để làm việc được với những nhà khoa học nước ngoài thì rất khó để thu hút.

Đánh giá về nội lực những người tài trong nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đây là một thế hệ các nhà khoa học lớn trong nước. Yếu tố thu hút người tài nước ngoài về nước cống hiến là quan trọng, nhưng nếu yếu tố này kích hoạt được yếu tốt nội lực thì lợi ích đem lại sẽ lớn hơn rất nhiều.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định lại, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến – đây là một vấn đề khó, đòi hỏi phải có suy nghĩ và hành động kiên quyết, hướng tới hiệu quả hơn là kêu gọi chung chung. Trong quá trình tổ chức thực hiện sẽ không hoàn thiện ngay được mà phải bổ sung dần.

“Trong quá trình thực hiện, tôi thực sự mong muốn được lắng nghe để có được những quyết định chính xác để báo cáo Chính phủ cơ chế chính sách, đáp ứng được mục tiêu của quốc gia và khả thi cho những người thực hiện” Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Nguồn tin: Trung tâm Truyền thông Giáo dục

 Bài viết thuộc chuyên mục: Tin giáo dục

+ Thủ thuật soạn bài giảng E-learning: https://igiaoduc.blogspot.com
+ Diễn đàn hỗ trợ soạn bài giảng E-Learning: https://www.facebook.com/groups/baigiangelearning

 

Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Nếu bạn yêu hai người cùng một lúc, thì tôi khuyên bạn hãy chọn người thứ hai. Nếu người thứ nhất đủ hoàn hảo thì bạn sẽ không để ý đến bạn thứ hai đâu. Tin tôi đi!
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập303
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm302
  • Hôm nay119
  • Tháng hiện tại634,759
  • Tổng lượt truy cập52,440,530
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây