Scroll To Top

Ép học sinh viết chữ đẹp: Được 1 mất 10

Đăng lúc: Thứ bảy - 25/02/2017 10:13 |  Tin giáo dục | : Phạm Văn Phương | Đã xem: 1867 |   0

Ép học sinh viết chữ đẹp: Được 1 mất 10

Quan niệm "Nét chữ, nết người" đã quá lạc hậu. Việc ép trẻ viết chữ đẹp làm chậm tư duy, hình thành một số tính cách xấu như cáu bẳn, chán học, sợ học...
Đẹp là phạm trù vĩnh cửu mà con người luôn vươn tới. Ai cũng thích cái đẹp, trong đó có chữ đẹp. Chữ đẹp có thể được viết ra, hoặc được in. Những người ủng hộ viết chữ đẹp thì đưa ra luận cứ là "nét chữ, nết người", "rèn cho học sinh tính kiên nhẫn, cẩn thận"... Những quan niệm này đều là cách nhìn thiển cận, sai trái, "được một mất mười".

Thứ nhất, "nét chữ, nết người" được hiểu nôm na là: ai có chữ đẹp thì tốt nết, ai viết chữ xấu thì xấu nết. Quan niệm này quá lạc hậu, bởi nết người được hình thành qua quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, qua trải nghiệm cuộc sống của mỗi cá nhân (mà không phải chỉ qua rèn nét chữ). Trên thế giới không có nước nào tổ chức, rèn cho học sinh viết chữ đẹp để giáo dục nết cả. Bởi nét chữ chỉ phản ánh một khía cạnh nhỏ của nhân cách mà thôi, ví dụ: khéo tay, "có hoa tay"...

Quan niệm coi nét chữ phản ánh nết người là không hoàn toàn đúng, tôi đơn cử: Rất nhiều phạm nhân có khả năng chạm trổ, khắc chữ, xăm rất đẹp, còn các bác sĩ thì thường viết chữ xấu. Vậy "nết người" của phạm nhân và bác sĩ được đánh giá như thế nào? Thế nên không thể có chuyện ai viết chữ đẹp thì "tốt nết", ai viết chữ xấu thì "xấu nết". 

Thứ hai, rèn học sinh viết chữ đẹp thì có thể rèn cho học sinh một số nét tính cách tốt như kiên nhẫn, cẩn thận... Tôi thừa nhận điều này. Tuy nhiên, rèn những nét tính cách đó qua việc viết chữ là một việc hành hạ trẻ, thực sự là như vậy. Trong khi đó, chúng ta có thể rèn những nét tính cách tốt cho trẻ thông qua những hoạt động khác mang lại niềm vui, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý trẻ em. Điều đó vừa mang lại hiệu quả tích cực và mang tính nhân bản hơn nhiều, ví dụ như tô tranh, tập vẽ... Giá như chúng ta - người lớn biết được trẻ khổ sở như thế nào khi phải viết chữ đẹp.

"Mặt trái" của việc ép học sinh viết chữ đẹp

Một là, ép viết chữ đẹp làm chậm tư duy của trẻ, bởi lẽ, khi các em nắn nót, các em chỉ tập trung vào nét chữ, mà không tập trung vào nội dung, vào quá trình tư duy. Trong lúc đó, tư duy là yếu tố quan trọng hàng đầu trong giáo dục bởi nó làm cho học sinh trở nên thông minh. Thật không sai, nếu nói rằng, ép viết chữ đẹp làm hỏng mục tiêu giáo dục bởi giáo dục trí tuệ là một nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục nhân cách. Giáo viên tiểu học khẳng định, những em viết chữ đẹp thường "chậm" trong tác phong lẫn tư duy. Hay nói cách khác, việc ép học sinh viết chữ đẹp dễ làm cho học sinh tiểu học dốt đi.

Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy, hầu hết các vĩ nhân đều viết chữ xấu. Điều này thật dễ hiểu, những người thông minh thì tư duy rất nhanh, khi họ viết thường không thể theo kịp những điều mình nghĩ, do đó buộc họ phải viết nhanh, thậm chí "tốc ký". Điều đó làm cho chữ họ không thể đẹp. Ai cũng hiểu, điều quan trọng là nội dung (họ nghĩ ra được gì) chứ không phải chữ viết (họ viết như thế nào).

Hai là, trẻ em tay còn yếu mềm, hệ thần kinh chưa vững, do đó, viết nắn nót là một công việc khó khăn, khổ ải với các em. Viết quá nhiều làm cho tay các em nhanh mỏi, ảnh hưởng xấu đến hệ cơ, hệ xương và thần kinh của trẻ. Ta có thể so sánh viết chữ đẹp như công việc thêu thùa của nghệ nhân, khi đó ta sẽ hiểu trẻ chịu khổ, thậm chí đau mỏi như thế nào.

Ba là, bị ép viết chữ đẹp nhiều nên nhiều trẻ hình thành một số nét tính cách xấu như cáu bẳn, chán học, sợ học, lừa dối, thậm chí có thái độ không đúng mực với cô giáo của mình như nói tục, chửi bậy (vì không hài lòng với việc bị giáo viên bắt tập viết nhiều quá...).

Bốn là, chính giáo viên cũng có những yếu tố tiêu cực, như cắt xén các tiết học khác để dành cho viết chữ đẹp, bắt những học sinh viết chữ xấu thay vở mới để luyện chữ đẹp, yêu cầu những em chữ đẹp viết hộ những em chữ xấu để có thành tích...

Theo tôi, nên coi chữ đẹp là "phạm trù" thẩm mỹ, không nên coi nó thuộc phạm trù ngôn ngữ. Cần yêu cầu học sinh viết sao cho đủ nét để người khác đọc được, bản thân mình đọc được là đủ. Tôi có dịp trao đổi với một số GS người Đức, Australia thì được biết, ở nước họ, người ta không bắt học sinh viết chữ đẹp, lại càng không có chuyện thi hay "phong trào" viết chữ đẹp.

Tôi thấy ép học sinh tiểu học viết chữ đẹp là bất công, bởi lẽ, người lớn có viết được như học sinh tiểu học viết không, tại sao lên các cấp học khác lại không còn yêu cầu chữ đẹp?

Thời đại này viết chữ đẹp không để làm gì, khi mà hầu như mỗi khi cần chữ đẹp chúng ta đều dùng máy tính, máy in, kể cả viết giấy khen.

Tôi thấy, ép học sinh viết chữ đẹp chỉ mang lại "danh tiếng", "thành tích" cho giáo viên, cho nhà trường, cho các cấp quản lý giáo dục và làm cho bố mẹ vui mà thôi, còn trẻ em hầu như không được gì mà chịu tổn hại nhiều.

Đã đến lúc giáo dục cần xem xét lại các phong trào của mình. Hãy đặt lợi ích của học sinh lên trên hết.

---------------------

Ý kiến bạn đọc (571)
Tôi cũng đồng ý với những gì Giáo Sư nói . Cảm ơn Giáo Sư rất nhiều.

 Trả lời| Thích1827

Gia Anh - 11:13 24/2

Rèn viết chữ đẹp còn ý nghĩa khác là rèn người. Nhưng thế hệ trẻ bây giờ khác xưa rồi, chúng ta cần đi thẳng vào vấn đề là "rèn người" chứ cứ lòng vòng mãi là không ổn đâu.

 Trả lời| Thích46

Duc Thin - 11:25 24/2

Hãy thay "Viết chữ đẹp" thành "Viết rõ chữ"

 Trả lời| Thích118

Nam Trung - 12:05 24/2
Xem tất cả 17 trả lời
 

Thời đại này viết chữ đẹp không để làm gì, khi mà hầu như mỗi khi cần chữ đẹp chúng ta đều dùng máy tính, máy in, kể cả viết giấy khen.

"... Tôi thấy, ép học sinh viết chữ đẹp chỉ mang lại "danh tiếng", "thành tích" cho giáo viên, cho nhà trường, cho các cấp quản lý giáo dục và làm cho bố mẹ vui mà thôi, còn trẻ em hầu như không được gì mà chịu tổn hại nhiều ..." Bài viết quá hay, quá đúng. Ai có con đi thi mới thấy hết sự vất vả của con, của cha mẹ trong những ngày đi thi. Thực chất đây củng chỉ là do bệnh thành tích mà ra. Để thì giờ cho các cháu vui chơi và học các môn khác. Đã có học sinh phải viết đi viết lại 2 đến 3 cuốn vở để nộp cho nhà trường thật tội nghiệp cho các em. Đề nghị Bộ GD&ĐT nên hủy bỏ thi "Vở sạch chữ đẹp"  

 Trả lời| Thích1259

121212 - 11:11 24/2

quá dúng và cũng rất bức xúc như bạn. cảm ơn tác giả Nguyên Hữu Hợp

 Trả lời| Thích53

Duc ben thuy - 11:47 24/2

học viết chữ đẹp để viết tên tuổi.. vào bằng cấp khi cấp văn bằng vì theo tôi được biết các văn bằng hiện nay điều viết tay trừ bằng..photoshop>nếu có gì sai xin góp ý.Thân!

 Trả lời| Thích7

dtnhonken86 - 11:54 24/2
Xem tất cả 3 trả lời
 

Ngày xưa còn bé tôi học giỏi nhưng vì thuân tay Trái mà thầy cô không biết, bắt viết bằng tay Phải nên chữ tôi xấu lắm. Vì chữ xấu nên hay bị thầy cô la rầy, trừ điểm thường xuyên nên tôi từ từ chán học, điểm tụt xuống ...  

 Trả lời| Thích890

Tuan (USA) - 11:15 24/2

Ghét nhất là bị ép viết tay PHải , mình cũng là người thuận tay Trái như bạn , thầy cô đã vi phạm Quyền Của Trẻ !

 Trả lời| Thích104

ntth88 - 13:01 24/2

em cũng như anh,em viết tai trái vì bị cô giáo đánh , ép viết tay phải, giờ viết tay phải xấu ,tay trái trước kia viết đẹp lắm :(

 Trả lời| Thích5

yeah haha - 23 giờ trước
Xem tất cả 3 trả lời
 

Dẹp bỏ việc luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học đặc biệt lớp 1,2 càng sớm càng tốt. Giữ truyền thống và quan niệm này là chúng ta đang giết hại các cháu đấy. Ủng hộ phương án này 100%.

 Trả lời| Thích602

Quoc Si Nguyen - 11:13 24/2

con tôi cũng là nạn nhân của việc rèn chữ này đây! Thảo nào từ ngày bước vào lớp 1 tính tình cháu cục cằn hẳn, mặc dù là con gái! Đọc bài của bạn thấy thương con mình quá, về nhất định không cho con luyện chữ nữa vì ...  

 Trả lời| Thích62

Mẹ Bông Be - 12:56 24/2

Mấy năm trước con trai tôi cũng bị ép luyện chữ đẹp, có lúc cháu lỡ 1 nét bẩn trên trang vở luyện thi thế là cháu nước mắt ngắn dài, phải bóc tờ đó đi để chép lại các trang đã viết, mà cháu còn trong đội tuyển đi ...  

 Trả lời| Thích24

Puốn Lù Văn - 23 giờ trước
Xem tất cả 4 trả lời
 

Con mình đang học lớp 1, đọc được bài này nhẹ người quá
Cám ơn PGS nhiều ah.

 Trả lời| Thích423

thanhtra trinh - 11:09 24/2

Mình cũng thấy vui bạn ah. Con mìmh cũng đang học lớp 1. Nhưng không biêt nhà trường có đọc những bài báo này không nữa. Mình không cho bé viết bài rèn chữ thì sợ vào lớp bé bị cô la cũng tội.

 Trả lời| Thích3

binboong2012 - 22 giờ trước
 

Rất đồng tình với quan điểm của PGS Hợp. Tôi vẫn dạy con tôi không tập trung nhiều vào việc luyện nét chữ.

 Trả lời| Thích298

lechuong - 11:15 24/2
 
 

Ủng hộ quan điểm của PGS Hợp. Theo tôi chỉ cần các con viết chữ rõ ràng, sạch sẽ là tốt rồi, không nên theo một khuân mẫu chữ cứng nhắc, danh thời gian luyện chữ cho việc phát triển tư duy và vui chơi phát triển thể chất.

 Trả lời| Thích255

Giang - 11:15 24/2
 
 

Hiện nay , số người viết chữ xấu rất nhiều so với ngày xưa (đặc biệt trước giải phóng ), thậm chí đã tốt nghiệp ĐH . Tôi cho rằng lý do là trước đây đã không được quan tâm đúng mức -> thầy viết xấu ->trò viết xấu->trò thành ...  

 Trả lời| Thích221

Trung Trực - 11:13 24/2

Do từ ngữ của họ ngắn gọn đơn giản hơn mình. Và họ không dùng dấu nữa bác ợ

 Trả lời| Thích2

Hải - 11:21 24/2

Bạn Trung Trực làm được mấy công ty nước ngoài? Tôi làm rất nhiều với nước ngoài và họ toàn dùng máy tính để viết, khi bắt buộc viết tay thì họ chỉ viết bằng chữ In Hoa, không viết được chữ thường, hỏi họ thì họ bảo: mày đọc ...  

 Trả lời| Thích18

Cao Bá Quát - 12:10 24/2
Xem tất cả 10 trả lời
 

Thế kỉ 21, muốn chữ đẹp đã có máy in và computer, quan trong là kiến thức để các em nắm và thực hành vào cuộc sống sẽ hay hơn là cứ ngồi gò lưng tập viết, hãy xem tiểu học sẽ thấy nào là vở viết đúng viết đẹp, ...  

 Trả lời| Thích190

ngoclinhdo2002 - 11:10 24/2
 
 

Tôi đồng ý với ý kiến của GS. Bản thân tôi ngày học cấp một viết chữ rất đẹp, nhưng lên cấp II thì đúng như GS nói, tôi không thể viết nhanh được va đã keo theo rất nhiều thứ. Tôi thấy nói như GS là rất đúng

 Trả lời| Thích189

thanh.lethi.79025 - 11:08 24/2
 
 

quá hay tôi cũng nghĩ như thế từ lâu rồi

 Trả lời| Thích184

Nguyen Nguyennghia - 11:10 24/2
 
 

Trong CLB của tôi có một bạn viết chữ đẹp như máy, đều tăm tắp đẹp ngỡ ngàng luôn nhưng lại thuộc dạng khó học nhất, luôn rất chậm so với các bạn khác.

 Trả lời| Thích182

Lâm - 11:13 24/2
 
 

Tôi có đứa cháu học lớp 2, viết chữ rất đẹp, đạt giải nhất huyện về hội thi viết chữ đẹp. Một lần ra nhà chơi, tôi xem vở bài tập toán nâng cao của cháu, có 1 bài cháu làm không đúng, tôi bảo sửa lại nhưng nghe cháu ...  

 Trả lời| Thích154

Đào Tuấn - 11:01 24/2

Đây đúng là trường hợp không phải cá biệt ! Bài học về bệnh thành tích được đào tạo từ đây !

 Trả lời| Thích2

haoquang - 23 giờ trước

Từ ngày thực hiện chương trình vở sạch chữ đẹp, tỉ lệ học sinh cận thị, cong vẹo cột sống tăng lên đáng kể ...

 Trả lời| Thích4

haoquang - 23 giờ trước
 

Ủng hộ bài viết này, hai mẹ con tôi từng bị áp lực ghê gớm vì phải khuân con ra tận HN để xin học viết chữ đẹp, bị ông thợ viết bằng khen ngoài đó, đã từng được vài tờ báo ca ngợi, khoảng năm 2000, mắng xơi xơi ...  

 Trả lời| Thích97

Quốc Thành - 11:00 24/2
 
 

Hay. Bộ GD cần phải nghiên cứu áp dụng ngay trong năm tới. Bỏ viết chữ đẹp, lấy thời gian dạy trẻ kĩ năng cộng đồng, kĩ năng sống,chẳng hạn ví dụ kỹ năng chống chọi chết đuối, hỏa hoạn, động đất, bị rắn cắn....

 Trả lời| Thích74

bandoc - 11:05 24/2
 
Ngày xưa học cấp 3 chữ tôi đẹp nhất nhì trường, mà có vào được đại học đâu.

 Trả lời| Thích72

HP - 11:02 24/2

Nhưng xin hỏi bạn có tự hào không!!!!

 Trả lời| Thích1

Nguyễn Đại Dương - 12:17 24/2

Vậy xin hỏi cả nhà Chữ là ngôn ngữ chính! Là niềm tự hào của cả dân tộc! Vậy mà viết tất như gà bới và không ai dịch được có thấy xấy hổ không????? Tất nhiên không nên ép các cháu quá! Nhưng ai viết được theo tôi nên ...  

 Trả lời| Thích6

Nguyễn Đại Dương - 12:22 24/2
 

Mình từng học chương trình IB ở Singapore. Trong các kì thi, những học sinh có chữ quá xấu thì sẽ được trường cấp cho 1 cái thẻ đặc biệt để có thêm thời gian làm bài. Vd: thời gian làm bài 2 tiếng, thì những thí sinh có thẻ ...  

 Trả lời| Thích62

Bach Duong - 10:53 24/2

Trong bài kiểm tra 5 phút hồi mình còn học đại học, đáp án chỉ có hai dòng. sai một chữ là nhận ngay điểm 0 của thầy. Chữ mình được cái xấu sai mất 2 chữ thầy dịch không ra. thầy cho điểm 8. còn thằng bạn bi mình ...  

 Trả lời| Thích21

Nguyễn Cường - 12:55 24/2

Người Việt Nam mình sang đó thi chắc chắn ai cũng nhận mình viết xấu hoặc cố tình viết xấu để có thêm thời gian làm bài!!!

 Trả lời| Thích1

Phan Tap - 14:22 24/2
Xem tất cả 3 trả lời
 

Chữa của tôi khá là xấu, nhưng tôi cũng có chút chuyên môn và trình bày khá đẹp, Trừ AE trong phòng ra thì đối tác và mọi chỉ biết và thấy hồ sơ của tôi khá bắt mắt, bố trí khoa học và hợp lý thôi chứ không biết ...  

 Trả lời| Thích60

Vobinh - 11:06 24/2
 
Rất đồng ý với quan điểm của PGS, hồi tiểu học mình hay bị bố đánh vì tội viết chữ xấu và cứ hè về là chả được đi đâu chơi, ngày nào cũng bị giao cho 3 trang vở ngồi luyện viết chữ chiều về bố kiểm tra chữ ...  

 Trả lời| Thích57

Hung - 10:50 24/2
 
Lớp ĐH của tôi ngày trước đầu vào đều trên 23 điểm, hơn 90 người thì quá nửa số đó đều viết chữ không đẹp. Và những người giỏi nhất lớp thì chữ lại càng xấu. Ép trẻ viết chữ đẹp là điều quá lạc hậu, tư duy thiển cận. ...  

 Trả lời| Thích42

TOM - 11:16 24/2

Tôi thấy bạn nói đúng với bản thân mình. Bởi vậy nên giờ bạn ngồi viết sai chính tả be bét kìa, thấy không . Tốt nhỉ.

 Trả lời| Thích2

Bảo - 23 giờ trước
 

ủng hộ GS cả 2 tay trong vấn đề chữ đẹp, chữ đẹp trả để làm gì khi mà đầu óc grỗng tuếch, chữ xấu nhưng thông minh còn hơn chữ đẹp nhưng dốt.

 Trả lời| Thích42

Vịt - 11:05 24/2

Hay!!! Mặc dù chữ tôi ko xấu nhưng tôi thấy tác giả nói rất đúng. Trẻ con bị ép viết chữ rèn chữ khiến chúng trở nên căng thẳng sợ sệt. Các bậc phụ huynh nên chú ý

 Trả lời| Thích39

 - 10:47 24/2

Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm của PGS. Tôi đồng ý ở việc không nên ép các em làm điều gì, kể cả việc viết chữ đẹp. Tuy nhiên việc rèn cho các em viết chữ đẹp có nhiều tác dụng, đặc biệt là rèn cho các ...  

 Trả lời| Thích35

Phí Anh Dũng - 13:34 24/2
 
PGS nói đúng đấy a! Những em học sinh viết chữ đẹp được cô giáo quý mến, còn em viết chữ xấu thì đến phụ huynh cô giáo cũng thấy chán, nhăn nhó mỗi khi phản ảnh lại việc học của con ở lớp. Bản thân tôi không bắt con ...  

 Trả lời| Thích35

bo cun - 11:08 24/2

Tác giả bài viết: PGS Nguyễn Hữu Hợp(ĐH Sư phạm Hà Nội)

 Bài viết thuộc chuyên mục: Tin giáo dục

+ Thủ thuật soạn bài giảng E-learning: https://igiaoduc.blogspot.com
+ Diễn đàn hỗ trợ soạn bài giảng E-Learning: https://www.facebook.com/groups/baigiangelearning

 

Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Sự thật bao giờ cũng đơn giản. Ngạn ngữ Hy Lạp
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập352
  • Hôm nay74,817
  • Tháng hiện tại622,541
  • Tổng lượt truy cập52,428,312
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây