Scroll To Top

Bộ Giáo dục thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc

Đăng lúc: Thứ ba - 20/09/2016 14:44 |  Tin giáo dục | : Nguyễn Tiến Thành | Đã xem: 1655 |   0

Image ExtractWord 1 Out 4306 1474079069 180x108

Image ExtractWord 1 Out 4306 1474079069 180x108
Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung từ lớp 3 đến lớp 12 và sẽ thí điểm dạy như ngoại ngữ thứ nhất vào năm học tới.

Lộ trình Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 có mục tiêu chính nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Song song với tiếng Anh, Bộ Giáo dục và Đào tạo thí điểm dạy tiếng Nga, Trung Quốc, Nhật Bản như ngoại ngữ thứ nhất.

Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Nga, tiếng Trung 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam vào năm 2017. Bộ cũng sớm thẩm định và ban hành chương trình này để làm cơ sở biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa và học liệu phục vụ việc dạy và học trong trường phổ thông.

Năm học 2016-2017, Bộ đã cho thí điểm dạy tiếng Nhật từ lớp 3 tiểu học tại 5 trường ở Hà Nội và TP HCM, gồm tiểu học Nguyễn Du, tiểu học Khương Thượng, tiểu học Chu Văn An, tiểu học quốc tế Gateway và trường Việt Úc (TP HCM). Môn này lần lượt nhân rộng trên cả nước, đặc biệt là những địa phương có nguyện vọng và điều kiện triển khai.

Tiếng Hàn, tiếng Pháp được thí điểm giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai. Năm học này, tiếng Hàn được thí điểm ở lớp 6 và lớp 10 tại một số trường có nguyện vọng ở Hà Nội và TP HCM. Giai đoạn 2017-2025, ngoại ngữ này sẽ lần lượt được triển khai ở các lớp tiếp theo của cấp THCS và cấp THPT. Sau thí điểm, các trường có đủ điều kiện và nhu cầu thì có thể tiếp tục duy trì việc dạy tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai.

Việc dạy học tiếng Pháp tiếp tục được đổi mới, điều chỉnh chương trình song ngữ tiếng Pháp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông theo hướng tinh giản và hiện đại hóa. Đồng thời, hoàn thiện bộ sách tiếng Pháp ngoại ngữ 2 quyển 1 cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, đề án trước mắt tập trung vào nâng cao chất lượng tiếng Anh, song khuyến khích các tỉnh tùy vào tình hình thực tế để dạy học thêm các ngoại ngữ khác.

"Việc học ngoại ngữ muốn tiến triển nhanh thì người học cần phải được mở rộng giao lưu với giáo viên bản ngữ, sinh viên nước ngoài. Học tiếng gì phải tiếp cận với người nói tiếng đó", ông nói và đề nghị các trường cần xây dựng trung tâm học liệu, sử dụng nguồn tài liệu có uy tín trên thế giới cho giáo viên, học sinh tham khảo, phục vụ dạy học.

Hoàng Phương

Nguồn tin: vnexpress.net

 Bài viết thuộc chuyên mục: Tin giáo dục

+ Thủ thuật soạn bài giảng E-learning: https://igiaoduc.blogspot.com
+ Diễn đàn hỗ trợ soạn bài giảng E-Learning: https://www.facebook.com/groups/baigiangelearning

 

Tip:Bài viết, video, hình ảnh, vui lòng gửi về địa chỉ email: Phavaphugmail.com


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Ai cả tin, người ấy phải hối hận. Ngạn ngữ Italia
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - TIN TỨC
BÌNH LUẬN MỚI NHẤT - WINDOWS
MỖI LÚC MỘT NỤ CƯỜI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Hôm nay14,939
  • Tháng hiện tại1,048,960
  • Tổng lượt truy cập51,679,754
Thống kê truy cập
Flag Counter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây